NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 336

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Về nguyên tắc, chỉ khi những người dân nghèo có
được tiếng nói vào các quyết sách của nhà nước, thì ý nguyện và lợi ích của
họ mới được quan tâm, cân nhắc đầy đủ. Vì vậy, dân chủ là rất cần thiết cho
sự phát triển bền vững và công bằng. Triết lý của thị trường là kẻ mạnh phải
thắng. Còn triết lý của dân chủ là kẻ yếu phải có cơ hội. Dân chủ là việc tôi
và anh đều có một lá phiếu bầu như nhau và vì vậy có quyền lực chính trị
như nhau. Tôi chỉ có một lá phiếu, nhưng thiếu nó, chưa chắc anh đã có thể
trở thành tổng thống. Và đó chính là quyền lực chính trị của tôi.

TS. Đậu Ngọc Đản: Theo quan niệm của ông, làm sao để tạo ra được thế hệ
mới kế tục được con đường sự nghiệp của cha anh chúng trong thời đại hội
nhập này? Nói thẳng ra là, lớp trẻ bây giờ có nhiều người sống cơ hội, chạy
chọt, làm thế nào để có nhiều người tài mà lại có cái “đức” biết trăn trở với
quốc dân đồng bào?

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Theo tôi có hai cách là qua giáo dục và bằng việc nêu
gương.

Tôi vẫn không tin là lớp trẻ bây giờ có nhiều người sống cơ hội, chạy chọt.
Nếu nhiều người trẻ cơ hội, chạy chọt, thì đã có nhiều người trẻ được làm
quan to. Đố ai chứng minh được là như vậy đấy.

Còn để cho nhiều người vừa có tài, vừa có đức xuất hiện, thì phải có cạnh
tranh trung thực để tạo ra cầu về người có tài, có đức.

Trường đại học tốt nhất là trường mà sinh viên ra trường được tuyển dụng
nhiều nhất, nhanh nhất và được trả lương cao nhất.

TS. Đậu Ngọc Đản: Chúng ta đang bàn đến những vấn đề to tát về dân chủ,
hội nhập và cạnh tranh. Liệu người dân nghèo, ở vùng sâu, vùng xa có hiểu
được những câu chuyện này? Và họ có thực sự tham gia vào kiến tạo chính
sách, cơ chế như ông mong muốn?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.