NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 346

Chống “lạm phát” văn bản, thủ
tục: Cân đối giữa tự do và điều
chỉnh

Số lượng văn bản quy phạm pháp luật đang ngày càng có xu hướng tăng
lên. Thống kê theo cơ sở dữ liệu của Văn phòng Quốc hội, đến tháng 2-
2009, tổng số văn bản quy phạm đã được ban hành vẫn còn hiệu lực thi
hành là 19.095 văn bản. Số lượng bản công báo trong năm 2007 đã tăng gấp
20 lần so với năm 2000. Điều đáng nói là trong một số lĩnh vực pháp luật,
số lượng văn bản được ban hành bị đánh giá là ở mức “lạm phát” vượt quá
nhu cầu điều chỉnh và áp dụng pháp luật. Đơn cử, trong lĩnh vực pháp luật
đầu tư, một thống kê trong năm 2008 cho thấy có tới 134 văn bản với tổng
cộng 3.471 trang giấy. Riêng về thủ tục hành chính (TTHC), Tổ công tác
chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ cho biết hiện có
6.500 TTHC từ cấp bộ, cơ quan ngang bộ đến cấp địa phương, trong đó còn
nhiều quy định TTHC chồng chéo, rườm rà, gây khó khăn cho người dân và
doanh nghiệp, nhất là ở cấp địa phương. Những vấn đề nêu trên, đặt ra nhu
cầu cấp bách về chống “lạm phát” văn bản pháp luật nói chung và kiểm soát
TTHC nói riêng. Tuổi Trẻ Cuối Tuần đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ
Nguyễn Sĩ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) về vấn đề này.

PV: Ông từng nhận xét một cách hình ảnh rằng, nếu in số văn bản quy
phạm pháp luật vẫn còn hiệu lực thi hành hiện nay trên giấy khổ A4, thì có
thể rải được quãng đường từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc
sống cần có luật pháp để điều chỉnh, nhưng đến mức “lạm phát” thì có vấn
đề, thưa ông?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.