NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 347

NSD: Chuyện rải giấy từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đúng nếu
chúng ta kể đến cả khối lượng văn bản quy phạm pháp luật khổng lồ của
các địa phương.

Trả lời câu hỏi “lạm phát” các văn bản pháp luật sẽ có vấn đề hay không,
thì quả là có vấn đề. Cuộc sống như dòng sông, không phải mọi sự nắm
dòng đều cần thiết và đều hợp với lẽ tự nhiên. Những gì không hợp với lẽ tự
nhiên sẽ gây ra chuyện “tức nước, vỡ bờ”. Ở tầm triết lý, phải luôn luôn có
sự cân đối giữa tự do và điều chỉnh. Lạm dụng sự điều chỉnh sẽ trói chặt
con người và xã hội bởi muôn vàn các quy phạm pháp luật. Mà như vậy, thì
cuộc sống sẽ rất khó khăn và tốn kém.

Tất nhiên, tự do không có điều chỉnh cũng không phải là điều đương nhiên
tốt. Việc tự do hóa các thiết chế tài chính đã đưa lại những hệ lụy như thế
nào cho thế giới thì chúng ta cũng đều biết rõ. Tự do tuyệt đối có thể dẫn
đến xung đột và tình trạng vô chính phủ.

Xác lập được sự cân đối giữa tự do và sự điều chỉnh là rất quan trọng. Tuy
nhiên, đây là một sự cân đối động. Sẽ có những giai đoạn phát triển chúng
ta cần nhiều tự do hơn. Và cũng sẽ có những giai đoạn phát triển chúng ta
cần nhiều sự điều chỉnh hơn. Lý thuyết lập pháp sẽ giúp chúng ta xác lập sự
cân đối nói trên.

Về căn bản, lý thuyết lập pháp dạy rằng muốn làm luật phải biết vấn đề
đang được đặt ra trong cuộc sống là vấn đề gì? Vấn đề đó do những nguyên
nhân nào gây ra? Có thể xử lý các nguyên nhân đó mà không cần đến pháp
luật không? Nếu câu trả lời là bắt buộc phải cần đến pháp luật thì chi phí
mà chính sách lập pháp sẽ gây ra là như thế nào? Lợi ích của việc xử lý vấn
đề bằng pháp luật có lớn hơn chi phí phải bỏ ra không?...

PV: Một vấn đề khác là số lượng văn bản pháp quy tăng cao đang khiến cho
việc tiếp cận, tra cứu và áp dụng các văn bản này trở nên khó khăn hơn?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.