NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 349


Ngoại trừ những điều luật quy định về các quyền cơ bản của con người, còn
lại các điều luật can thiệp vào đời sống của người dân đều phải có thời hiệu
nhất định. Rõ ràng, điều khoản “mặt trời lặn” có thể giúp loại ra rất nhiều
những văn bản luật không còn phù hợp với cuộc sống. Công việc của các
nhà soạn thảo là dự tính thời gian sống của luật và chuẩn bị sẵn sàng cho
những quy định mới phù hợp hơn.

Ngoài ra, hoạt động giám sát của Quốc hội cũng là một công cụ rất quan
trọng. Hoạt động này được sinh ra là để Quốc hội nhận biết kịp thời các
chính sách lập pháp có còn phát huy tác dụng tích cực nữa hay không, hay
là đã đến lúc phải hủy bỏ hoặc sửa đổi chúng.

PV: Hiện nay các chính quyền cấp tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản điều
chỉnh cuộc sống của người dân, mà không ít trong số đó đi ngược lại quy
định từ Trung ương? Ví dụ, mới đây Bộ Tư pháp đã “tuýt còi” quy định
cấm chở gia súc, gia cầm vào nội thành của Hà Nội.

NSD: Về nguyên tắc, văn bản do địa phương ban hành thì không được trái
với quy định của Trung ương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phân biệt
thế nào là trái, quả không dễ dàng. Ở đây, thiếu một phán quyết của tòa án,
nhiều khi không có cơ sở để khẳng định một văn bản có trái hay không. Rủi
ro là hệ thống tòa án ở ta có thể chưa sẵn sàng cho việc ban hành kịp thời
những phán quyết như vậy.

Trong điều kiện hiện nay, việc tham vấn người dân trước khi ban hành văn
bản sẽ có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn. Tuy nhiên, đây phải là một sự tham
vấn thật sự, chứ không chỉ là sự hợp thức hóa ý chí của lãnh đạo địa
phương.

PV: Để cải cách thủ tục hành chính với 6.500 thủ tục đã được thống kê, ông
nghĩ sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.