NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 353

NSD: Việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong Quốc hội đã
diễn ra hàng ngày. Các đại biểu có thể nhận công văn, tài liệu qua hộp thư
điện tử cá nhân. Website của Quốc hội cũng là một kênh cung cấp các thông
tin, văn kiện, tài liệu của kỳ họp quan trọng cho đại biểu và cử tri; đây cũng
là kênh tiếp xúc quan trọng giữa Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cử tri.

Tuy nhiên, Quốc hội điện tử theo nghĩa Quốc hội và đại biểu liên hệ với cử
tri dễ dàng qua Internet; đại biểu tiếp xúc cử tri, vận động tranh cử qua
website cá nhân như ở nhiều nước thì còn phải ở một quá trình nữa.

PV: Nếu có thể “xếp hạng” về mức độ tin học hóa của Quốc hội Việt Nam
so với các nước trong khu vực và thế giới, Quốc hội nước ta đứng ở vị trí
nào thưa ông?

NSD: Quốc hội chúng ta đã có bước tiến trong áp dụng công nghệ thông tin
và cùng tiến bước song song với trình độ ICT của nước ta và ICT ở nước ta
đã có những bước tiến nhanh chóng trong những năm qua.

PV: Nhưng có vẻ như nhiều tiềm năng của ICT, các công
nghệ mới vẫn chưa thâm nhập được sâu và nhanh chóng trong hoạt động
của Quốc hội?

NSD: Mọi thứ vẫn đang trong lộ trình hoàn thiện. Có người lập cả blog như
đại biểu Dương Trung Quốc, nhưng cũng có đại biểu chỉ đơn giản dừng lại
ở việc giao tiếp qua thư điện tử. Nhưng ngay kể cả khi đã có đại biểu điện
tử rồi, liệu chúng ta đã có công dân điện tử để cùng giao tiếp chưa? Đông
đảo các cử tri ở ta vẫn chưa thể có khả năng và điều kiện phản ánh thông
tin, bày tỏ nguyện vọng qua mạng Internet. Đó là lý do khách quan chúng ta
chưa thể áp dụng ngay các biện pháp công nghệ được; đặc biệt là ở một lĩnh
vực đòi hỏi sự cẩn trọng như hoạt động của Quốc hội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.