NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 352

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng và “thế giới
ít ràng buộc”

Làm thứ trưởng, tóc “muối” nhiều hơn “tiêu” nhưng ông lướt Ipad hết sức
mượt mà. Trên bàn làm việc là bộ “đồ nghề” rất ICT; gồm một máy tính
xách tay, một máy tính để bàn và hai điện thoại cầm tay. Con người Tiến sĩ
Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vốn nhẹ nhàng, nho
nhã nhưng những quan điểm về ICT của ông rộng rãi, cởi mở mà vẫn rõ
ràng và sâu sắc. ICT với ông vừa là công việc vừa là sở thích…

Ông tự nhận mình không phải là dân ICT chuyên nghiệp (Ông thích dùng
khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông (Information &
Communication Technologies = ICT) hơn là khái niệm công nghệ thông tin
(lnformation Technology = IT); bởi ông quan niệm, thông tin không gắn với
truyền thông thì chẳng khác gì hàng hóa tách rời thị trường). Nhưng ông
cũng không phủ nhận những am hiểu của ông về ICT, về vai trò của nó đối
với sự phát triển của xã hội, đất nước, nhất là trong hoạt động của Quốc hội.
Tuy không trực tiếp bấm nút thông qua các đạo luật, nghị quyết của Quốc
hội, nhưng từ trong cánh gà của nghị trường, ông đã giúp cho các đại biểu
thực hiện việc đó…

Quốc hội điện tử đã vào “guồng”

PV: Là người “cầm chịch” cho đề án Quốc hội điện tử từ khi còn là giám
đốc Trung tâm Thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học của Quốc hội,
ông có thể cho biết mức độ áp dụng của ICT vào Quốc hội hiện nay thế
nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.