Ngoài ra, sự thận trọng trong việc áp dụng công nghệ cũng là cần thiết để
tránh bị sập bẫy công nghệ. Đầu tư bằng tiền của dân nên chúng ta phải hết
sức cân nhắc.
Còn định hướng đưa ICT vào hoạt động của Quốc hội đã rất rõ ràng. Quốc
hội điện tử là một giải pháp hiệu năng và tiết kiệm. Một đại biểu đại diện
cho 200 nghìn cử tri nên Internet là kênh dễ dàng để đại biểu đến được với
cử tri, tạo nền tảng cho cái gọi là “chính quyền cho mỗi người dân”
Dùng Internet để “thăm dò” công dân điện tử
PV: Thông thường thì sau khi bầu xong đại biểu khóa Quốc hội mới, Văn
phòng Quốc hội lại tổ chức phổ cập tin học cho đại biểu. Quốc hội khóa
XIII sắp tới có phải tổ chức những lớp học bắt đầu cả từ việc sử dụng email
như trước nữa hay không thưa ông?
NSD: Chúng tôi vẫn sẽ phát phiếu đăng ký cho các đại biểu. Nếu ai có nhu
cầu thì học; nếu ai thấy không cần thiết nữa thì thôi. Với các đại biểu, việc
quan trọng nhất là khả năng tham vấn quyết định chính sách lập pháp, các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát các quan chức hành pháp chứ
không phải là trình độ ICT. Tuy nhiên, do yêu cầu của công việc, dù muốn
hay không, ICT là công cụ quan trọng, các đại biểu bắt buộc sẽ phải tự
trang bị, nâng cấp trình độ ICT của mình.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, một khi cán bộ, lãnh
đạo không truy cập Internet, vào các blog, Facebook thì khó có thể hiểu
công dân, đặc biệt là cử tri trẻ đang muốn gì. Ông nghĩ gì về cách đánh giá
này?
NSD: Có rất nhiều ý nghĩa ở sự đánh giá này. Phần lớn giới trẻ đang sử
dụng môi trường Internet để liên lạc, bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.
Tất nhiên, đây sẽ là một kênh rất quan trọng để người lãnh đạo tìm hiểu về