nông dân “được mùa thì không được giá”. Đầu tư sản xuất mà không tính
đến thị trường là một sự lãng phí khổng lồ.
Ba là, tổ chức công việc không tính đến tính thiết thực. Những điều có thể
dạy trong giờ học thì lại phải dạy thêm là không thiết thực. Sự lãng phí xảy
ra không chỉ đối với thì giờ, tiền bạc mà còn đối với sức khỏe và sự phát
triển lành mạnh và bình thường của con em chúng ta. Các kỳ thi tốt nghiệp
tiểu học được tổ chức quy mô, rầm rộ cũng vậy. Không biết việc làm này sẽ
thiết thực đến đâu, nếu phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc. Và chúng ta
cũng sẽ rất khó giải thích được là các cháu sẽ cần tấm bằng tiểu học để làm
gì trong đời sống hiện đại. Suy cho cùng, trong nhiều chương trình dạy và
học, những điều không giúp gì được cho sự sáng láng và thành đạt của con
em chúng ta trong cuộc sống rất có thể chỉ là một sự lãng phí khổng lồ về
thời gian và cơ hội.
Sự lãng phí còn do tình trạng chồng chéo trong công việc, lòng vòng trong
thủ tục gây ra. Tuy nhiên, những điều này và kể cả những điều đã nói ở trên
đều là những chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Vì vậy, lại tiếp tục nói ra
đây có khi cũng chỉ là một sự lãng phí mà thôi.