Một góc nhìn về lãng phí
So với lãng phí, tham nhũng không khéo chỉ là chuyện “mèo tha miếng mỡ”
trong tương quan với “cả con lợn” mà thôi. Mặc dù, chuyện “tha mỡ” ì xèo
như hiện nay là điều không thể sao đối với đa số chấp nhận được, bảo vệ
“cả con lợn” vẫn là điều hợp lý hơn. Đặc biệt là trong điều kiện “con lợn”
của chúng ta vẫn còn khá bé.
Lãng phí tồn tại dưới rất nhiều hình thức. Dưới đây, xin được kể ra một vài
hình thức dễ nhận biết nhất.
Một là, việc đầu tư không tính đến hiệu quả. Chương trình một triệu tấn
đường đắng như thế nào thì ai cũng biết. Thuốc đắng dã tật, nhưng đường
đắng thì không. Nếu coi trọng tính hiệu quả, chúng ta đã không đầu tư một
lúc cho tất cả 10.800 công trình như hiện nay. Sự rải mành mành này đang
hút hết các nguồn lực tài chính hiếm hoi của đất nước và gây ra tình trạng
hụt hơi của nền kinh tế. Một số lượng vốn khổng lồ đã bị chôn vào các công
trình mà chưa biết đến bao giờ mới phát huy hiệu quả.
Hai là, sản xuất không tính đến thị trường. Trong những năm gần đây, nhiều
người trồng cà phê ở Braxin và Mêhicô đã bị vỡ nợ vì tình trạng cung vượt
cầu trên thị trường thế giới. Họ không thể đoán trước được rằng người Việt
Nam có thể sản xuất ra một số lượng cà phê khổng lồ đến thế. Tuy nhiên,
nếu chúng ta sản xuất ra cà phê nhiều gấp đôi mà giá cả lại giảm đi mất một
nửa, thì việc đẩy mạnh sản xuất chẳng có ý nghĩa gì. Tệ hại hơn, chúng ta
đang lỗ nặng. Sự lỗ này được biểu thị trước hết bằng toàn bộ chi phí để đẩy
sản lượng cà phê tăng lên gấp đôi. Đó là chưa kể đến các chi phí để thu
hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến v.v. và v.v. Điều “an ủi” duy nhất đối
với những người trồng cà phê là: họ không phải là những người duy nhất
làm như vậy. Đây cũng là lý do giải thích tại