Nguyễn Bích Lan biên soạn
Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới
Wardah Hafidz
(Sinh năm 1953)
TẤM LÒNG VÌ NGƯỜI NGHÈO
Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Shataram, nhà văn Australia
Gregory David Roberts đã miêu tả cảnh sống của những người dân nghèo ở
thành phố Bombay như sau: “Nhiều người sống trên các đường phố gần
khu nhà ổ chuột của chúng tôi không cưỡng nổi sự an toàn, khiêm tốn mà
những mái lều tồi tàn của chúng tôi mang lại. Họ là những người sống trên
vỉa hè, tận dụng bất cứ chỗ trống nào không có người và xe qua để làm chỗ
ăn, ở. Nhà của họ là những kiểu nhà nguyên thủy nhất và điệu kiện sống
của họ dưới những mái che mong manh đó phải nói là tồi tệ nhất, khắc
nghiệt nhất so với điều kiện sống của hàng triệu người vô gia cư ở Bombay.
Khi mùa mưa đến, nơi ăn ở của họ luôn bị đe dọa và nhiều người trong số
họ không còn cách nào khác buộc phải tìm đến tá túc trong những khu nhà
ổ chuột”.
Chắc chắn Wardah Hafidz cũng đã tận mắt chứng kiến những cảnh như thế
hoặc tồi tệ hơn thế ở thủ đô Jakarta và những thành phố khác ở Indonesia,
nên bà quyết định từ bỏ công việc của một giảng viên đại học để sáng lập tổ
chức Urban Poor Consotium (Hiệp hội người nghèo thành thị), viết tắt là
UPC với mục đích giúp người nghèo ở các khu đô thị nói lên tiếng nói của
mình.
Bắt đầu hoạt động năm 1997, trong bối cảnh ở Indonessia có tới gần 60
triệu người sống dưới mức nghèo khổ và chỉ riêng ở Jakarta có hơn 3,5
triệu người sống trong các khu ổ chuột, UPC không khuyến khích những
người dân nghèo nổi loạn hay xin sự ban ơn từ chính phủ, mà giúp họ nhận
thức được những quyền cơ bản của mình như quyền được phát triển kinh
tế, quyền được có vị thế chính trị, quyền được hưởng phúc lợi xã hội,
quyền được hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn và động viên họ dũng cảm
đấu tranh giành các quyền lợi đó. Tổ chức này đã gióng lên những tiếng