chuông báo động về các vấn đề của người nghèo ở các khu đô thị. Đó là
vấn đề đói nghèo, vô gia cư, bị đối xử bất công, bị phớt lờ và bị gạt ra
ngoài sự tiến bộ xã hội.
Năm 1999 khi đất nước Indonesia phải đối phó với cuộc khủng khoảng
kinh tế trầm trọng, Ngân hàng thế giới đã triển khai dự án An sinh xã hội
(SNN) để giúp dân nghèo nước này vượt qua khủng khoảng. Trong khi số
vốn dành cho dự án Ngân hàng quốc tế được công khai, hoạt động của dự
án lại cho thấy sự mập mờ đáng quan tâm. Wardah cùng các tình nguyện
viên của UPC đã đến tận những vùng triển khai dự án. Họ gặp những đối
tượng của dự án và đi thẳng vào vấn đề bằng các câu hỏi: “Ông có biết gì
về tiền của chương trình SNN không?”; “Bà có được thông báo về dự án
SNN không?”; “Ông có biết địa phương của ông được nhận bao nhiêu tiền
từ nguồn vốn của SNN không?”. Đa số câu trả lời là “Không”. Qua thu
thập các số liệu, UPC đã phát hiện ra rằng chỉ 30% tổng số tiền của SNN
thực sự đến tay người dân. Cụ thể là ngân sách SNN dành cho người nghèo
Indonesia trong hai năm 1998-1999 là 17,8 tỉ rupi, nhưng người dân chỉ
nhận được 9 tỉ rupi thông qua năm chương trình được triển khai. Tệ tham
nhũng đã nuốt mất số tiền còn lại. UPC đã thu thập 10000 chữ kí của dân
nghèo đề nghị dừng dự án SNN nếu tình trạng tham nhũng ở Indonesia vẫn
tiếp diễn. Wardah đã tìm gặp đại diện triển khai dự án SNN. Bà nói: “Nếu
các ông không muốn gặp 40 người chúng tôi ở văn phòng của các ông thì
các ông sẽ gặp 4000 người chúng tôi trên đường phố”. Sự cảnh tỉnh của
UPC khiến Ngân hàng thế giới rà soát lại việc triển khai dự án SNN. Đích
thân ông Mark Baird đại diện ngân hàng thế giới đã đến các khu ổ chuột,
các nhà máy trực tiếp nghe những người được coi là đối tượng giúp đỡ của
dự án nói rằng, họ chẳng nhận được sự giúp đỡ nào từ SNN hết.
Cuộc đấu tranh cho quyền lợi của những người đạp xích lô cũng là một
cuộc đấu tranh quyết liệt đối với Wardah và tổ chức UPC của bà. Lệnh cấm
xe xích lô hoạt động được ban hành từ thời ông Suharto còn nắm quyền
điều hành đất nước. Lệnh này được triển khai mà không kèm theo bất cứ
một biện pháp giải quyết thất nghiệp nào cho các đối tượng bị ảnh hưởng.
Hàng nghìn người dân nghèo làm nghề đạp xích lô bị thất nghiệp và bị tịch