NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trang 148

thu phương tiện kiếm sống. Khi Indonesia thực hiện công cuộc đổi mới,
xích lô được phép hoạt động trở lại nhưng chỉ một thời gian sau nó lại được
thiết lập trở lại khiến cho những người đạp xích lô vừa sắm phương tiện
mới lại phải đi tìm việc làm. UPC đã tổ chức họ lại, giúp họ đấu tranh,
thương lượng, thậm chí kiện chính quyền. Họ tiến hành một cuộc thăm dò
ý kiến người dân thành phố. Cuộc thăm dò cho thấy cứ 100 người dân được
hỏi thì có 860 người nói rằng họ thích xích lô hoạt động trở lại. Trong một
cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình diễn ra vào tháng Một năm 2000,
tổng thống tuyên bố rằng ông không phản đối xích lô hoạt động trong
những khu dân cư của thành phố. Ngày tháng Hai năm 2000, Wardah cùng
một đoàn gồm những người đạp xích lô tập trung bên ngoài dinh tổng
thống yêu cầu tổng thống hoạt động theo lời tuyên bố trên. Cảnh sát cho họ
15 phút để giải tán. Wardah hỏi những người đạp xích lô: “Các anh muốn
giải tán hay ở lại?”, “Ở lại”, họ đáp. Họ ở lại cho tới khi Wardah cùng mười
ba người khác bị cảnh sát dồn lên xe tải đưa về đồn. Cuộc đấu tranh của
những người đạp xích lô vẫn chưa đi đến hồi kết, tuy nhiên nhiều người
đạp xích lô vẫn kiếm sống bằng nghề của mình trên các đường phố của
Indonesia. Họ cho biết nếu họ không đi đạp xích lô thì cả nhà họ sẽ chết
đói.
Không phải ngẫu nhiên người dân nghèo thành thị ở Indonesia nói chung
và những người dân sống trong các khu ổ chuột ở Jakarta, Palembang,
Lampung, và Aceh nói riêng, coi Wardah là người phát ngôn của họ. Cùng
12 nhân sự chính thức của UPC và 980 tình nguyện viên cộng đồng,
Wardah luôn nỗ lực đấu tranh cho quyền được có nhà ở của dân nghèo
thành thị. Lên nhận giải thưởng COHRE, giải thưởng ghi nhận công lao
bảo vệ quyền được có nhà ở của người nghèo vào ngày 2 tháng Mười hai
năm 2005 tại Bangkok, Thái Lan, Wardah đã phát biểu: “Từ năm 2000 đến
năm 2005 Jakarka đã đuổi 92720 người khỏi nơi ở của họ và đe dọa đuổi
1592011 người để lấy đất cho các dự án xây dựng… Các thành phố khác
cũng theo gương Jakarta đối xử với người nghèo theo cách đó”. Tuy nhiên
bà cũng thừa nhận rằng, vì dân nghèo đã có ý thức cao hơn về quyền được
định cư của mình nên buộc các cấp chính quyền phải có những động thái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.