NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trang 43

thật tội nghiệp và muốn làm gì đó giúp các em. Bà bắt đầu nghiên cứu về
trí não. Năm 1906 bà bỏ công việc là giảng viên môn nhân loại học tại đại
học Rome để lập một trung tâm dạy trẻ. Bà muốn tạo cho các em nhỏ một
môi trường để các em có thể thể hiện những khả năng của mình. Làm việc
với các em, bà đã phát hiện ra những điều thú vị ở trẻ, thúc đẩy bà theo
đuổi việc cải cách giáo dục.

Maria tin rằng trẻ em thường không bộc lộ hết khả năng của chúng và vì
thế người lớn không đánh giá đúng khả năng của trẻ. Bà cho rằng điều quan
trọng là chúng ta phải hiểu trẻ; hiểu chiều sâu tâm hồn, khả năng tiềm tàng,
và quy luật phát triển đầy bí ẩn của trẻ. Qua quan sát thực tế, Maria nhận
thấy trẻ dễ dàng tiếp thu hiểu biết từ môi trường xung quanh như thế nào.
Bà khám phá ra rằng, khi có được tự do ở một mức độ nào đó trong một
môi trường có chuẩn bị với những hoạt động đa dạng, trẻ em từ bốn đến
sáu tuổi tự giác học đọc và viết, tự chọn các công việc hơn là chỉ chơi, thích
trật tự và yên tĩnh, và phát triển đời sống xã hội thực sự qua làm việc cùng
nhau. Từ những phát hiện quan trọng đó, bà quyết tâm lập ra phương pháp
cải cách giáo dục.
Phương pháp giáo dục của Maria được cho là khoa học và toàn diện. Bà lưu
ý đến mọi yếu tố có thể góp phần tạo nên kết quả thành công từ kiến thức
về tâm lý, về nhân học của giáo viên, môi trường cảnh quan của lớp học,
đến các phương pháp giảng bài, phương pháp giáo dục phát triển các giác
quan, cách thưởng phạt, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp v.v…
Các khái niệm về giáo dục của Maria được áp dụng rông rãi cho tới ngày
nay là: (1) giáo viên phải chú ý đến học sinh hơn là học sinh chú ý đến giáo
viên; (2) học sinh tự tiến bộ trong một môi trường cung cấp các phương
tiện tiếp thu kiến thức có kiểm soát; (3) các chất liệu giảng dạy gợi trí
tưởng tượng là trung tâm của quá trình; (4) học sinh phải có cơ hội tự tiến
lên bằng chính bước chân của mình và tự nhận ra những sai lầm của mình.
Maria Montessori chỉ ra rằng muốn có chất lượng bài giảng, người giáo
viên phải coi trọng ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, giáo viên phải tính toán kĩ
mình sẽ nói những gì; càng giảm thiểu những từ vô nghĩa thì bài học càng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.