đối diện có hiểu gì không. Chúng ta còn thấy những câu đại loại như:
“Tôi rất biết anh nghĩ gì về tôi...”, “Hoa này tặng tôi hả? Anh lại làm
lỗi gì cần tha thứ phải không?”, v.v. Còn nữa, những đánh giá cá
nhân: “Có bộ mặt vậy thì ắt hẳn là một người (thế này thế khác)”,
“Cổ không thích ra khỏi nhà hả, vậy cổ là một người (thế này thế
kia)”, “Quá lịch sự chắc là không chân thật rồi”, v.v.
Cho rằng mình là không thể đụng tới, luôn luôn sẽ ổn, cứ cho rằng
tương lai cũng giống quá khứ thôi: “Tôi đã từng... tôi đã nếm trải... tôi
biết”.
- Ố là la, Jonathan kêu lên, như vậy đây là một thứ thật to bự, cái “Tầm
quan trọng Cá nhân” này. Vậy nó là một thứ mà lúc nào ta cũng có?
- May mắn là không. Và cũng không phải lúc nào cũng là tiêu cực. Một
vài khía cạnh của Tầm quan trọng Cá nhân cũng cần thiết, thậm chí sống
còn nữa, trong một vài tình huống hoặc vài giai đoạn của cuộc đời. Ví dụ
trong giao tiếp xã hội, khi người khác có xu hướng đánh giá anh qua bề
ngoài. Cũng như nếu anh không đóng tròn vai được phân công trong xã hội
mình sống, anh có thể nhanh chóng bị đào thải! Đó là một tình huống mà
một lớp vỏ Tầm quan trọng Cá nhân – nhớ là lớp vỏ thôi – sẽ rất hữu ích
cho anh.
- Cuộc đời là một sân khấu lớn, Khayr nói. Mỗi người đều được phân
vai, và các diễn viên khác sẽ không khoái chút nào khi anh phá vỡ kịch bản
của vở kịch đã tập nhuyễn nhiều lần!
- Tôi hiểu.
- Tuổi thơ cũng là một thời kỳ mà Tầm quan trọng Cá nhân rất cần thiết,
Lehya nói tiếp. Thằng người nhỏ xíu đang lớn dần rất cần những ánh phản
chiếu của người lớn để học cách xây dựng Hiện-thực-được-chia-sẻ cho
giống với những người trong thế giới mà nó sắp tham gia vào.
Cơ chế của sự xây dựng này thì đơn giản lắm: anh tung vào thế giới một
số thứ để thăm dò và thế giới quăng trả lại anh, như một sự khẳng định của