- Ok, tôi hiểu rồi, Jonathan nói, không mảy may bị lừa.
- Lúc này, Lehya nói tiếp, chú ý không nên lầm lẫn Tầm quan trọng Cá
nhân và Lòng tự tin. Cái thứ nhất là một đặc tính kỳ cục của cả loài người,
là một đòn bẩy giúp cải thiện cá nhân còn ít được biết đến; cái thứ hai là
một phẩm chất quan trọng không thể thiếu cho cảm giác thoải mái trong
cuộc sống. Chúng ta có thể học cách xóa đi mọi dạng của Tầm quan trọng
Cá nhân – mà vẫn có hoặc vẫn giữ được Lòng tự tin.
Ngoài những lúc anh thấy mình tự xem mình quá nghiêm trọng, anh còn
nhận thấy mình đang vấp phải Tầm quan trọng Cá nhân trong những hành
vi như:
Bị thu hút quá đáng bởi những hoạt động phức tạp, quá sức trí thức,
chuyện gì cũng phân tích, chuyện gì cũng họp hành;
Tăng động, và đến thái cực là sự cầu toàn. Tất cả những điều cho thấy
rằng có điều gì đó bên trong thúc đẩy anh phải trở thành người giỏi
nhất. Tự thân điều đó có thể đáng khen ngợi, với điều kiện là nó không
phải là biểu hiện của một điều xưa cũ cần xử lý, quan hệ với cha mẹ
chẳng hạn, ví dụ: Lúc nào cũng phải làm vừa lòng cha!
Một sự nhún nhường thường trực: “Ồ, anh biết đó, tôi... tôi không biết
nữa...”, “tôi không thể... tôi vô dụng”, “làm giùm tôi đi, giúp tôi với”,
v.v. Nói chung, tất cả các cách giao tiếp giúp anh không phải ra mặt
mà vẫn ngầm thao túng thế giới của anh!
Thu hút sự tội nghiệp: “Nếu em biết tôi đau khổ đến mức nào”, “Hãy
để tôi chết đi”, “Phù, lúc nào cũng là tôi làm hết mọi thứ trong cái
nhà này”, v.v. Đó lại là một cách khác để làm nổi mình lên và thu hút
sự chú ý về cái tôi nhỏ bé của mình, bằng cách đóng vai nạn nhân.
Luôn chú tâm đến cái rốn của chính mình, cái gì cũng luôn lấy mình
làm trung tâm, không nhận thức được thế giới bên ngoài. Là luôn nói
“tôi... tôi... tôi..., tôi thì...” trong những đối thoại hàng ngày, là những
độc thoại trong đó người nói không hề quan tâm rằng những điều
mình nói có làm một ai đó ngoài mình quan tâm hay không, hay người