bỗng nảy ra 1 ý nghĩ tuyệt diệu. Họ bằng lòng cho nhà triệu phú được ở lại
đại bản doanh của hội, nhưng bắt ông ta phải nộp đủ 80000 đôla! Nhà triệu
phú bằng lòng. Không những thế, ông ta còn thú thật với mấy chàng thanh
niên tố bụng rằng, giá như tuần trước, họ đến nhà ông để khuyên ông đừng
chuộc vợ về, mà nên thoát khỏi bà ta thì hơn, thì chắc chắn ông sẽ chẳng
đắn đo gì mà trả ngay cho họ đủ số tiền như thế.
Ngay tối hôm đó, những hội viên của hội lại đến thăm người vợ có
chồng bị bắt cóc. Họ doạ bà ta rằng nếu bà ta không chịu trả 80000 đôla, thì
họ sẽ thả đức ông chồng của bà ta ra ngay lập tức. Quả nhiên họ lại được
ngay 1 món tiền nữa. Của đáng tội, mấy hôm trước họ đã phải chịu đựng
cái tính khí bất thường của người đàn bà này.
Cái ý định đặt tên hội là "Hội cứu vớt gia đình" nảy sinh ra chính là từ
đó, và hoạt động của 6 chàng thanh niên thông minh ở bang California ngày
càng phát triển. Hội của họ dần dần có chi nhánh ở tất cả các bang khác, rồi
sau bắt đầu có cả cổ phiếu riêng để bán. Đồng thời, cái tên "Hội cứu vớt gia
đình" cũng dần dần được thay thế bằng những tên khác nghe kêu hơn và
lịch sự hơn, như "Hội tình nguyện", "Hội từ thiện"... tuy rằng hoạt động của
nó vẫn là bất hợp pháp, vì hội và khách hàng, tuy không ai bảo ai, nhưng cả
2 đều muốn giữ bí mật tuyệt đối việc làm của mình. Hơn nữa, làm như thế
họ còn đỡ được khoản thuế. Hoạt động của Hội cứu vớt gia đình cho đến
ngày nay vẫn ngày càng phát đạt: trong khi phục vụ cho các ông chồng và
các bà vợ, nó lấy được tiền của cả 2.
Cuối cùng, tác giả cuốn sách còn cho biết thêm 1 chi tiết đặc biệt của
các vị khách đàn ông (kể cả các nhà kinh doanh lẫn các nhà chính trị) là
trong khi sẵn sàng trả rất nhiều tiền thuê người bắt cóc vợ mình, thì đồng
thời họ cũng tình nguyện bỏ ra những số tiền rất lớn để chuộc lại các cô thư
ký bị bắt cóc. Điều này nói chung cũng dễ hiểu: việc mất đi những nhân
viên có kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng ngay và trước hết đến công việc...