NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 134

Phần II. SAU TRẬN ĐẠI HỒNG THỦY

1919 – 1923

7. Những cảm hứng điên rồ

CÁC KHOẢN BỒI THƯỜNG CHIẾN PHÍ CỦA NƯỚC ĐỨC

Lênin đã suy nghĩ rất đúng đắn. Không có phương cách nào

tinh vi hơn, chắc chắn hơn hòng lật đổ nền tảng xã hội hiện hành
bằng việc hủ hóa tiền tệ.

JOHN MAYNARD KEYNES, Những hậu quả kinh tế của hoà bình

VÀO NGÀY 11 tháng Mười Một, năm 1918, Chiến tranh Thế giới

thứ Nhất chấm dứt gây sững sờ với tất cả mọi người, hệt như khi
nó nổ ra. Vào tháng Sáu năm 1918, quân đội Đức vượt qua phòng
tuyến của quân Đồng minh, và tiến sâu năm mươi dặm vào Paris.
Nhân dân Đức, vẫn được chính quyền nhồi sọ một bức tranh méo
mó, đã hân hoan chờ đón chiến thắng. Một tháng sau, quân Đồng
minh phản công và đột nhiên toàn bộ cỗ máy chiến tranh của nước
Đức bỗng như vỡ vụn ra. Các cánh quân Đức đã cạn kiệt sinh lực sau
đợt tấn công trước đó, lập tức bị đập tan; những phần tử vẫn lớn
tiếng ủng hộ chiến tranh ở quê nhà mạnh ai nấy lặn mất tích;
tinh thần dân chúng suy sụp; từng đoàn binh lính tự động rời bỏ
hàng ngũ; lực lượng hải quân, bị vây hãm ở Kiel, đồng loạt nổi loạn;
và các đồng minh của Đức bắt đầu thậm thụt cầu hòa. Đến
tháng Mười, trong nỗ lực tuyệt vọng hòng gỡ gạc được chút nào hay
chút ấy, quân đội giao hết quyền hành cho dân thường. Ngày
mồng 9 tháng Mười Một, Hoàng đế Đức bị chính các tướng lĩnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.