NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 135

dưới quyền mình ép phải sống lưu vong, đã lên tàu sang Hà Lan.
Sáng ngày 11 tháng Mười Một, trên một toa tàu hỏa nằm trong rừng
Compiègne cách Paris bốn mươi dặm, một thỏa thuận đình chiến
đã được ký kết.

Trên khắp châu Âu đã có khoảng 11 triệu người ngã xuống,

trong đó có 2 triệu người Đức, 1,4 triệu người Pháp, và 900.000 người
Anh. 21 triệu người khác đã bị thương, rất nhiều người phải mang
thương tật vĩnh viễn. Chín triệu dân thường đã bỏ mạng, chủ yếu do
đói, lạnh, hoặc không chống đỡ nổi dịch bệnh khắc nghiệt. Cuộc tàn
sát mạng người hãi hùng là thế, song những thiệt hại vật chất thực
tế do chiến tranh gây ra lại chỉ giới hạn trong phạm vi dải lãnh thổ
hẹp chạy dài ở phía Bắc từ Pháp sang Bỉ. Chi phí để tái thiết các
hầm mỏ, nông trại, và nhà máy bị tàn phá trên mặt trận phía Tây
ướ

c tính chỉ lên đến 7 tỷ đô-la.

Đa số các nền kinh tế châu Âu đều chịu những tổn thất

không nhỏ - kinh tế Đức và Pháp thu hẹp 30%, kinh tế Anh mất
chưa tới 5% - do nhân lực và vốn bị dồn vào chiến tranh, các nhà
máy chuyển sang sản xuất vũ khí, và gia súc bị giết hàng loạt. Cuộc
chiến hóa ra là một món cực bở cho nước Mỹ. Tham chiến khi kịch
đã gần hạ màn, đất nước này phải chịu ít thương vong hơn, trong
khi đó quy mô xuất khẩu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thô và
các loại khí tài sang các nước đồng minh của nó liên tục tăng mạnh
đã tạo ra lực đẩy khổng lồ cho nền kinh tế. Trước chiến tranh,
GDP của Mỹ vào khoảng 40 tỷ đô-la/năm, xấp xỉ tổng GDP của Anh,
Pháp và Đức cộng lại. Đến năm 1919, tương quan này đã tăng lên
mức 1,5.

Di sản tai hại nhất và có tác động dai dẳng nhất của chiến

tranh là cả núi nợ nần chất ngất tại châu Âu. Trong bốn năm giao
chiến ròng rã phi lý, phân nửa GDP của các nước đều đã tan thành
mây khói. Để chi trả khoản chi phí này, họ phải tăng thuế, vay những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.