NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 181

hoàng hậu cùng các quan chức chính phủ đứng. Cả thủ đô rợp trong
bóng cờ, và những đội quân đã tham gia buổi lễ vẫn còn cắm trại bên
ngoài Kensington Gardens khi đoàn tàu chở Strong chầm chậm lăn
bánh đi vào thành phố.

Mặc dù các chính khách tại Paris đã không thể đưa ra sáng kiến

nào xuất sắc để tái thiết châu Âu, song Strong vẫn tràn ngập hy
vọng, bất chấp tất cả những sai lầm của hiệp ước hòa bình, ông
vẫn bị thuyết phục rằng nước Mỹ cuối cùng sẽ thông qua một
“chính sách có tính xây dựng đối với vấn đề khôi phục châu Âu,”
bằng cách tạm hoãn việc thanh toán các khoản nợ chiến tranh và
trực tiếp trợ giúp quá trình tái thiết.

Hội hè lễ lạt linh đình là thế, song ông vẫn cảm thấy tâm trạng

toàn thành phố đã thay đổi theo chiều hướng hết sức đáng lo ngại.
Trái với nước Mỹ, nước Anh vẫn đang chậm chạp thích nghi với hoà
bình. Các lệnh cấm thuốc lá đã được dỡ bỏ vào tháng Một và đa
phần các loại thực phẩm đã không còn bị đưa vào diện phân phối từ
tháng Năm. Song nếu muốn có bánh mỳ ăn, người dân vẫn phải
trình tem phiếu đầy đủ, cả đường cũng vậy. Tâm lý lạc quan ban
đầu đã bao trùm toàn bộ nước Anh và các nước châu Âu thắng trận
khi chiến tranh vừa kết thúc, nay dần tan đi khi những hiện thực

m đạm về vị thế sa sút của nước Anh ngày càng lộ rõ thêm. Chiến

tranh đã biến đổi cán cân sức mạnh tài chính, và Strong không
nguôi bị ám ảnh bởi nỗi oán giận âm ỉ đối với nước Mỹ, nhất là vì
những khoản nợ chiến tranh.

Vào thời ấy hiếm có ai nghĩ đến một “mối quan hệ đặc biệt”

giữa Anh và Mỹ - thực ra, phải đến mãi năm 1945, Winston
Churchill mới đặt ra cụm từ này. Trước chiến tranh, đa phần giới
chức ngân hàng London nhìn nhận những đồng nghiệp của mình tại
Mỹ bằng thái độ kiêu kỳ trịch thượng vốn dành cho những người bà
con đầu óc chất phác, quá giàu có so với mức mình nên hưởng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.