giản bằng “hành động cương quyết” của các ngân hàng Trung ương
để “tái khởi động cỗ máy”.
Trên thực tế có rất nhiều lý do để lạc quan. Sự sụp đổ kinh tế
tại Mỹ năm 1930 sau làn sóng đổ vỡ trên thị trường chứng khoán thật
sự tồi tệ, nhưng kinh tế Mỹ cũng từng phải đối mặt với một sự sụt
giảm mạnh về giá cả và sản xuất tương tự như thế vào năm 1921,
và sau đó lại phục hồi trở lại. Đến lúc đó, vẫn chưa có một vụ phá
sản hay sự cố tài chính lớn nào. Keynes nhận thức được rằng thật
khó cho bất cứ ngân hàng Trung ương nào nếu nó chỉ hành động có
một mình. Để tạo ra một cú hích đối với nền kinh tế, một ngân
hàng Trung ương cần có đủ vàng, thứ nguyên liệu cơ bản cho việc
phát hành thêm tiền trong chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, hiện nay
hệ thống tiền tệ quốc tế đang vận hành theo một cách rất sai
lầm. Xuất phát tự sự lo ngại của các nhà đầu tư, các dòng vốn ‒
đang tìm kiếm sự bảo đảm – đã đổ đến các quốc gia có lượng dự
trữ vàng lớn như Mỹ và Pháp, và rời khỏi các quốc gia với lượng dự
trữ vàng khiêm tốn như Anh và Đức.
Tương tự như đã diễn ra trong suốt những năm 1920, Mỹ luôn là
đích đến của các dòng vàng. Sự sụp đổ của các dòng vốn còn gây
thiệt hại lớn hơn nhiều so với tác động của Đạo luật bảo hộ Smoot –
Hawley. Sau sự phục hồi ngắn vào đầu năm 1930, đầu tư ra nước
ngoài của Mỹ sang châu Âu bất ngờ sụt giảm xuống tới mức nhỏ
giọt. Các chủ ngân hàng Mỹ trở nên thận trọng và cảnh giác trước rủi
ro, đã thu hẹp các hoạt động của họ khi khẳng định là rất khó để tìm
ra những đối tượng đáng tin để cho vay. Với việc các dòng vốn của
Mỹ bị kìm giữ tại bản quốc và nhu cầu hàng hóa châu Âu của nước
này sụt giảm - hệ quả của nền kinh tế Mỹ suy yếu và việc tăng
thuế nhập khẩu được áp dụng từ tháng Sáu năm 1930 trong khuôn
khổ Đạo luật Smoot – Hawley, châu Âu chỉ có thể thanh toán hàng
hóa nhập khẩu và trả lãi các khoản nợ của mình bằng vàng. Trong