yên. Kể từ khi khởi hành ngày 21 tháng Ba trên tàu Berengaria, nhất
cử nhất động của ông trong “nhiệm vụ bí mật” đều bị theo dõi sát
sao ở bất cứ đâu – các cuộc gặp gỡ tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang
New York với sự có mặt của cả bộ trưởng Henry Stimson, chuyến đi
đến Washington, chuyến viếng thăm Nhà trắng, ăn trưa với Bộ
trưởng Tài chính Mellon – tất cả đều được tường thuật chi tiết
đến từng phút. Ông đã thể hiện một màn kịch xuất sắc, cường điệu
nó lên với đám đông phóng viên luôn theo chân ông. Trông giống
“một chỉ huy dàn nhạc hơn là một thống đốc danh giá”, ông chúc
họ “may mắn hơn lần sau” khi họ cố gắng hỏi dò về mục đích
chuyến công du của ông. Khi họ xin ông cho biết vài thông tin
ngắn gọn về thực tế tình hình tài chính thế giới, ông đùa họ
bằng việc tuyên bố một cách có vẻ rất nghiêm túc rằng ông nghĩ
việc vua Alfonso của Tây Ban Nha bị trục xuất gần đây không hề
ả
nh hưởng đến tình hình tài chính quốc tế. Nhưng bất chấp lịch
gặp gỡ dày đặc như vậy, đến cả những người tận tâm theo sát ông
nhất trong giới báo chí cũng phải nghi ngờ rằng có lẽ thực tế khác
rất xa so với những gì họ chứng kiến.
Thậm chí trước khi Norman đến Mỹ, J. P. Morgan & Co., thường
vẫn là nơi ủng hộ ông mạnh mẽ nhất, đã ra tín hiệu cho thấy họ
không hề có ý định tán đồng một cơ quan “nhân tạo” hay bất kỳ
“hình thức của tổ chức tín dụng quốc tế” nào. Ngân hàng Dự trữ
Liên bang New York cũng ngầm tỏ ý rằng kế hoạch đó quá “viển
vông và phóng đại”.
Norman cố gắng thuyết phục các vị chủ nhà Mỹ về “tình cảnh
hết sức u ám” ở châu Âu. Hy vọng duy nhất của nước Anh lúc này là
sự cắt giảm mạnh tiền công. Ở Trung và Đông Âu, tình hình còn
tuyệt vọng hơn thế. Ông nói với Stimson: “Nước Nga thật sự là mối
nguy lớn nhất.” Đức và các nước Đông Âu không nhận được đủ “sự
giúp đỡ từ hệ thống tư bản để gánh vác chi phí duy trì chế độ tư bản