cùng hát vang những bài ca anh hùng - “La Marseillaise” cũng như
“God save the King” - và kêu gọi hành động.
Thứ Hai, theo lẽ thường thành phố sẽ vắng tanh trong Ngày hội
Ngân hàng tháng Tám. Song thay vào đó, Norman lại cùng 150 viên
chức ngành ngân hàng khác tụ họp tại Ngân hàng Trung ương Anh
quốc. Đó là một cuộc họp mặt đầy bão táp. Như Lloyd George, Bộ
trưởng Tài chính Anh, sau này đã nhận xét, “Các nhà tư bản tài chính
trong cơn bấn loạn phác họa nên một hình ảnh không lấy gì làm
anh hùng lắm.” Rất nhiều người có mặt hôm đó không biết họ đã
mất hết những gì mình có hay chưa. Những tiếng la ó rộ lên ầm
ầm và một chủ ngân hàng thậm chí còn “giơ nắm đấm” dứ dứ về
phía thống đốc ngân hàng Trung ương. Cuộc họp đã đi đến quyết
định đề xuất với Bộ trưởng Tài chính cho kéo dài Ngày hội Ngân
hàng tháng Tám thêm ba ngày nữa để có thêm thời gian chờ tình
trạng hoảng loạn lắng dịu bớt. Bộ Tài chính cũng đưa ra tuyên bố
rằng các tất cả các khoản nợ thương mại sẽ tự động được gia hạn
thêm một tháng nữa trong khi Ngân hàng Trung ương Anh quốc
quyết định đâu là giải pháp tốt nhất nhằm giải cứu các ngân
hàng thương nhân đang đứng trước hiểm họa mất khả năng trả nợ
hay thậm chí là phá sản .
Trong những ngày đầu, mối quan tâm trước mắt của Norman
chỉ đơn giản là đảm bảo Brown Shipley sẽ tồn tại được. Nếu không,
ông sẽ không còn hy vọng rút vốn ra. Suốt mấy ngày cuối tuần,
hàng trăm khách hàng Mỹ của hãng này vẫn còn mắc kẹt ở châu Âu
xúm đông xúm đỏ ở các văn phòng Pall Mall, cố gắng chuyển các
thư tín dụng thành tiền mặt. Song đến khi tình hình đã bớt rối
ren, có một vấn đề trở nên sáng tỏ, đó là hầu hết các hoạt động
kinh doanh của hãng đều tập trung ở Mỹ, đất nước hiện vẫn còn
phởn phơ trong trạng thái trung lập, nhờ vậy hãng này sẽ tương đối
được bình yên vô sự. Tuy nhiên, với tư cách là một thành viên của Ban