Cuộc rút tiền khỏi các ngân hàng trong nội bộ nước Mỹ gây ra cuộc
rút tiền tương tự trên thị trường quốc tế đối với đồng đô-la.
Cuộc tháo chạy khỏi đồng đô-la càng khốc liệt hơn bởi những
nghi ngờ về xu hướng chính sách tiền tệ của vị tổng thống tương
lai. Kể từ khi được bầu, Roosevelt đã thử cố gắng từ bỏ vàng.
Tháng Một, ông nói với một phái viên được William Randolph Hearst
cử đến rằng “Nếu sự sụt giảm giá cả hàng hóa không thể kiểm soát
được, chúng tôi có thể sẽ phải phá giá đồng tiền của mình.” Ngày 31
tháng Một, Bộ trưởng Nông nghiệp sắp được bổ nhiệm của ông,
Henry Wallace nói rằng “Nước Anh đã chơi xỏ chúng ta. Điều
thông minh nên làm giờ đây là từ bỏ bản vị vàng một cách triệt để hơn
so với họ. Các con nợ người Anh đã trả được nợ dễ dàng hơn đến
50% so với các con nợ người Mỹ”.
Roosevelt không đơn độc trong cuộc đấu tranh ủng hộ việc phá
giá đồng tiền. Ít nhất là sáu dự thảo luật đã được đưa ra tại Thượng
viện liên quan đến vấn đề rất khẩn cấp là đồng nội tệ và sự
thay đổi giá trị của đồng đô-la. Dự luật Frazier-Sinclair-Patman đề
xuất việc chính phủ tài trợ cho các khoản thế chấp vay nông
nghiệp bằng cách phát hành tiền mà không có sự đảm bảo của vàng
trong kho; dự luật Campbell cho phép phát hành đồng giấy bạc của
Bộ Tài chính được bảo đảm bởi các trái phiếu địa phương. Thượng
viện lúc đó cũng đang nghiên cứu một dự luật nhằm hạ giá đồng
đô-la khoảng 50% so với vàng và một dự luật khác nhằm khôi phục
lại đồng tiền bằng bạc. Những chính sách mạnh mẽ nhất bao
gồm dự luật McFadden kêu gọi từ bỏ bản vị vàng và xóa bỏ Cục Dự
trữ Liên bang, thay thế nó bằng một hệ thống tiền tệ mới dựa
trên “sự quản lý và điều hành của con người.”
Trong khi đó Hoover vẫn tự thuyết phục mình một lần nữa
rằng nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục trở lại quy kết nguyên
nhân của đợt khủng hoảng này cho mối lo sợ về các chính sách