Năm 1931, phóng viên người Mỹ Dorothy Thompson phỏng vấn
Hjalmar Schatch. “Nếu Hitler lên nắm quyền, đảng Quốc xã
không thể điều hành đất nước về mặt tài chính và kinh tế. Vậy ai
sẽ làm việc đó, thưa ngài?”người phóng viên hỏi. Schacht đáp lại: “Tôi
sẽ làm việc đó.” “đảng Quốc xã không thể cầm quyền nhưng tôi có
thể và sẽ làm thế thông qua họ.” Sau này, ông mới biết rõ rằng
việc Hitler lên làm thủ tướng chỉ là vấn đề thời gian.
Sau này, Schacht tuyên bố ông sẽ không bao giờ cho phép mình ở
dưới trướng của Hitler và bởi Hitler cần đến ông nên ông vẫn sẽ duy
trì sự độc lập nhất định. Điều này không được thể hiện rõ ràng lắm
trong bức thư với giọng điệu luồn cúi nịnh nọt mà ông gửi cho Hitler
sau cuộc bầu cử tháng Tám để chúc mừng chiến thắng và thể hiện
sự tiếc nuối bởi Hitler chưa được bầu làm thủ tướng: “Phong trào
của Ngài được tiến hành từ bên trong bởi một nhu cầu và thực tiễn
quá mạnh mẽ, bởi vậy mà việc ngài giành được chiến thắng dưới
hình thức này hay hình thức khác chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Suốt thời kỳ bùng nổ của phong trào, ngài đã không để mình lạc lối
bởi quỷ thần… Nếu ngài vẫn giữ được mình như vậy thì thành công
sẽ tự tìm đến với ngài.” Tuy nhiên mục đích chính của bức thư là
ngăn không để Hitler hướng các vấn đề kinh tế vào một hệ tư
tưởng nào đó – bởi Schacht nhận ra rằng nếu muốn điều khiển
các chính sách kinh tế của chế độ Quốc xã, ông sẽ phải đối đầu
với một số những quan điểm trống rỗng kiểu hô khẩu hiệu chống
tư bản của các đảng cánh tả. Lúc ấy ông tin rằng tư tưởng bài Do
Thái mạnh mẽ và sâu sắc chỉ giới hạn trong những thành phần cực
đoan nhất trong đảng. Ông kết thúc bức thư bằng kiểu chào hùng
tráng của đảng Quốc xã.
Một vài tháng sau đó, khi đảng Quốc xã ngầm phá hoại các
chính phủ nối tiếp nhau lên nắm quyền, Schacht trở thành người
ủ
ng hộ lớn cho phong trào và người gây quỹ chính cho đảng. Tháng