NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 619

kinh tế Đức có được sức mua mạnh mẽ, nó bắt đầu hồi phục rất
ấn tượng. Thất nghiệp giảm từ con số 6 triệu người cuối năm
1932 xuống còn 1,5 triệu người bốn năm sau đó. Sản xuất công
nghiệp tăng gấp đôi trong khoảng thời gian tương tự. Schacht cũng
đàm phán lại thời hạn các khoản nợ nước ngoài khổng lồ của Đức,
liên tục kích động các chủ nợ này chống lại các chủ nợ khác, đặc biệt
là Anh và Mỹ.

Sự hồi phục không hẳn là một phép màu giống như những người

tuyên truyền của đảng Quốc xã vẫn khiến mọi người tưởng. Mặc
dù có những thành tựu rất dễ thấy – tạo ra hàng triệu việc làm, xây
dựng những đại lộ nổi tiếng – sự phát triển vẫn rất còi cọc và thiếu
cân bằng. Phần lớn tăng trưởng sản xuất đều từ các ngành liên
quan đến vũ khí như ô tô, hóa chất, thép và động cơ máy bay, trong
khi đó những hàng hóa phục vụ tiêu dùng hàng ngày như quần áo,
giày dép, đồ nội thất vẫn rất trì trệ. Kết quả là đời sống của
những người dân Đức bình thường không cải thiện được bao nhiêu.
Họ buộc phải làm quen với thứ màu sắc xám xịt của các mặt hàng
thứ phẩm làm từ các vật liệu thay thế - đường làm từ mùn cưa, bột
mì trộn với khoai tây trong bữa ăn, xăng chiết xuất từ gỗ, bơ làm từ
than đá và quần áo làm từ sợi hóa học.

Trong khi các quốc gia châu Âu khác để đồng nội tệ của họ giảm

giá trị so với vàng, Schacht từ chối không chính thức từ bỏ bản vị
vàng và giảm giá đồng mark do lo ngại cho uy tín của mình và sợ lạm
phát lại diễn ra. Giá cả hàng hóa Đức trên thị trường quốc tế bị đội
giá lên và xuất khẩu đình trệ. Để chống đỡ sức ép lớn từ tỷ giá, một
hệ thống phức tạp nhằm kiểm soát nhập khẩu được áp dụng và
ngoại thương chủ yếu dựa trên cơ chế hàng đổi hàng. Với hệ thống
kiểu Schacht này, Đức chuyển từ một nền kinh tế mở hội nhập với
phía Tây sang một nền kinh tế đóng cửa tự cấp tự túc có nhiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.