được bao nhiêu trong số đó chảy tới các tài khoản ở nước ngoài.
Người ta thường nghe thấy ông nói về những thành viên đảng
Quốc xã như một lũ “tội phạm”, “găngxtơ”, thậm chí ông gọi Hitler là
“tên lừa đảo.”
Schacht cũng khai thác sự hận thù và ngờ vực thiếu suy xét của
dân chúng với người Do Thái bằng cách thêm nếm những quan
điểm bài Do Thái vào các bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, ông
chống lại rất nhiều chính sách cực đoan chống lại người Do Thái
không phải vì lý do đạo đức mà là nỗi lo sợ rất thực tế rằng những
chính sách này có thể làm hại đến nền kinh tế. Năm 1938, ông là
một trong số các tác giả của kế hoạch cho phép bốn trăm nghìn
người Đức gốc Do Thái di cư trong vòng ba năm sau đó, tài sản của
họ được sung công và cho vào một quỹ dùng làm bảo đảm cho các trái
phiếu được phát hành cho những người Do Thái ngoài nước Đức.
Số tiền thu được từ đó sẽ được dùng để tái định cư người Do Thái
gốc Đức và trợ cấp xuất khẩu – thực ra đó là một mưu đồ xấu xa
để những người Do Thái khốn khổ có thể được cứu chuộc với giá cắt
cổ. Nó đặt cộng đồng Do Thái trên thế giới vào một tình huống
khó xử là liệu có nên đồng ý với kế hoạch đang ngấm ngầm
khuyến khích việc giam giữ tài sản của người Do Thái tại Đức và Áo,
để chúng rơi vào tay đảng Quốc xã và đặt ra tiền lệ cho những kiểu
tống tiền tương tự ở những nước châu Âu khác, nhưng lại có thể cứu
sống rất nhiều người. Sau này, Schacht tự bào chữa cho mình
rằng kế hoạch của ông đã có thể cứu sống hàng trăm ngàn người –
dường như ông không nhận thức ra bi kịch đạo đức mà nó tạo ra. Dù
thế nào đi nữa, nó cũng không thể tồn tại do không có đủ tiền và
không có nhiều các quốc gia chấp nhận những người tị nạn.
Đến năm 1937, quá trình tái vũ trang lại diễn ra bừa bãi và thâm
hụt tài chính bắt đầu xuất hiện. Sự khan hiếm bắt đầu trở nên
nặng nề. Schacht cố gắng thúc giục Hitler làm chậm quá trình xây