Mười Một, ông ta là một trong số hai mươi tư nhà công nghiệp, trong
đó có cả ông trùm ngành thép Fritz Thyssen và nhà sản xuất vũ khí
Gustav Krupp, ký vào bức thư chung yêu cầu Von Hindenburg bổ
nhiệm Hitler làm thủ tướng. Trong một cuộc phỏng vấn mà nội dung
được chuyển tải trong các tờ báo khắp thế giới, Schacht tuyên bố
rằng Hitler là “người duy nhất thích hợp cho cương vị thủ tướng.”
Cuối cùng, vào tháng Một năm 1933, tổng thống đành nhượng bộ
một cách bất đắc dĩ và bổ nhiệm “tên hạ sĩ Bohemia” làm thủ
tướng.
Hai tháng sau, ngày 16 tháng Ba năm 1933, Schacht quay trở lại
Quốc hội sau ba năm gián đoạn. Hitler rất ít bận tâm đến các vấn
đề kinh tế và chỉ có hai mục tiêu chính – chiến đấu với nạn thất
nghiệp và tìm kiếm các nguồn tài chính để vũ trang trở lại. Cụ thể
làm thế nào để đạt được những mục tiêu ấy thì ông nhường lại cho
Schacht, người được giao hầu hết quyền kiểm soát chính sách kinh
tế trong những năm đầu đó – ngoài việc là chủ tịch Reichsbank,
ông trở thành Bộ trưởng Kinh tế trong tháng Tám năm 1934. Hitler
sau này thừa nhận rằng hắn coi Schacht như “một người có khả
năng đáng nể… không ai có thể qua mặt được [ông ta] trong nghệ
thuật thể hiện sự vượt trội trước các đảng phái khác”. Nhưng chính sự
khéo léo tuyệt vời trong việc đánh lừa người khác mới khiến ông trở
thành nhân vật không thể thiếu cho Hitler lúc bấy giờ.
Để thể hiện tài năng thiên bẩm khiến ông trở thành thống đốc
ngân hàng Trung ương sáng tạo nhất thời đại, ngay sau khi nhận
chức, Schacht ném tất cả mớ học thuyết kinh tế chính thống ra
ngoài cửa sổ. Ông bắt tay vào thực hiện đồng loạt các dự án công
bằng cách vay tiền từ ngân hàng Trung ương và in thêm tiền. Đó
là cuộc thí nghiệm lớn của điều sau này được biết đến như là học
thuyết kinh tế Keynes, thậm chí trước cả khi Maynard Keynes xây
dựng một cách đầy đủ ý tưởng của mình. Vài năm sau đó, khi nền