NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 647

việc thiết lập lại chế độ bản vị vàng, các chính sách nới lỏng tiền tệ
dẫn tới hiện tượng bong bóng chứng khoán kéo dài nhưng không thể
nghi ngờ rằng với tình hình như ở thời điểm đầu năm 1931, ông sẽ
hành động quyết liệt và nỗ lực mạnh mẽ hơn nhiều so với người kế
nhiệm George Harrison của mình để ngăn chặn sự rút tiền hàng loạt
khỏi ngân hàng. Hơn nữa, trên trường quốc tế, ông là thành viên
duy nhất trong bộ tứ, với sự kết hợp cần thiết giữa khả năng, trí
tuệ và tầm nhìn cùng với sức mạnh kinh tế được hậu thuẫn bởi kho
vàng dự trữ khổng lồ của FED, có thể gánh lấy vai trò lãnh đạo nền
kinh tế thế giới và hành động để đối phó với giảm phát toàn cầu.

Bởi vậy, vượt lên trên tất cả những nguyên nhân khác, Đại khủng

hoảng là do khiếm khuyết của trí tuệ con người và sự thiếu hiểu
biết về cơ chế vận hành của nền kinh tế. Không có nhân vật nào
đấu tranh mạnh mẽ trước và trong suốt Đại khủng hoảng để hiểu rõ
những yếu tố tham gia vào đó như Maynard Keynes. Ông tin rằng
chỉ khi chúng ta có thể loại trừ lối suy nghĩ “luẩn quẩn” – cụm từ ưa
thích của ông – trong các vấn đề kinh tế thì xã hội mới có thể cho
phép việc quản lý các phúc lợi vật chất, chỉ tham gia một phần nhỏ
bé vào cái mà ông nghĩ là những vấn đề cốt yếu của sự tồn tại,
vào các vấn đề về sự sống và các mối quan hệ của con người, sự
sáng tạo ra thế giới, cách hành xử và tôn giáo. Đó có lẽ là ý nghĩa mà
ông muốn nói khi trong một bài phát biểu lúc gần cuối đời, ông
phát biểu rằng các nhà kinh tế là những người giám hộ, không phải
cho nền văn minh mà là “triển vọng của nền văn minh”. Không gì
kiểm chứng được sự đúng đắn của ông bằng sự thực là trong vòng
sáu mươi năm có lẻ kể từ khi ông nói ra những lời đó, thế giới đã
tránh được một thảm họa kinh tế giống như những gì đã diễn ra vào
năm 1929-33.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.