trường chứng khoán xuống mặt đất nhưng lại đủ mạnh để làm tan
vỡ các nguồn cho vay của Đức, đẩy phần lớn Trung Âu vào khủng
hoảng và khuyến khích các yếu tố gây giảm phát trên phần còn
lại của thế giới. Cuối cùng thì vào tuần cuối tháng Mười năm
1929, bong bóng nổ tung, nhận chìm nước Mỹ vào cơn suy thoái do
chính mình tạo ra. Bong bóng chứng khoán Mỹ bởi vậy mà có tới hai
tác động. Một mặt, nó bóp nghẹt tín dụng quốc tế và đẩy Đức cùng
những nơi khác trên thế giới vào tình cảnh suy thoái. Mặt khác, nó
làm rung chuyển cả nền kinh tế Mỹ.
Áp lực phải duy trì sự vận hành của một chế độ bản vị vàng trì trệ
khiến những cơn chấn động trong nền tài chính thế giới trở
thành không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đáng ra cuộc khủng hoảng đã
không cần phải lan rộng và trở thành thảm họa trên toàn thế giới.
Các ngân hàng Trung ương châu Âu đã đối phó với các cuộc khủng
hoảng hơn cả thế kỷ qua. Từ lâu họ đã rút ra bài học rằng mặc dù
trong phần lớn thời gian nền kinh tế hoạt động rất tốt dưới sự
chăm sóc của bàn tay vô hình nhưng trong cơn khủng hoảng thì bàn
tay ấy dường như mất hết cả sức mạnh. Thị trường, đặc biệt là thị
trường tài chính, bỗng trở nên đáng sợ một cách vô thức. Để lấy lại
sự sáng suốt và trạng thái cân bằng trong trường hợp này đòi hỏi
cái đầu sáng suốt để dẫn dắt bàn tay vô hình. Nói cách khác, nó
cần có sự định hướng.
Sau năm 1929, trách nhiệm với các vấn đề tiền tệ quốc tế rơi
vào tay một nhóm những người không hiểu biết gì về chúng, những
người mà quan điểm của họ về kinh tế nếu không lỗi thời thì cũng
hoàn toàn sai lầm. Strong qua đời năm 1928. Người kế nhiệm
George Harrison cố gắng hết sức để thay thế vai trò của ông
nhưng không có được phẩm chất và tầm cỡ để gánh lấy trách
nhiệm. Thay vào đó, quyền điều hành FED rơi vào tay một nhóm
những kẻ cơ hội thiếu kinh nghiệm và hạn chế về hiểu biết, tin