Thủ phạm số hai là các thống đống ngân hàng Trung ương
hàng đầu thời bấy giờ, đặc biệt là bốn nhân vật chủ chốt của
cuốn sách này là Montagu Norman, Benjamin Strong, Hjalmar
Schacht, và Émile Moreau. Mặc dù họ, đặc biệt là Schacht và
Norman, đã dành phần lớn quãng thời gian gần mười năm để
chiến đấu nhằm làm giảm nhẹ đi những sai lầm chính trị tệ hại
nhất đằng sau vấn đề bồi thường chiến phí và nợ chiến tranh,
hơn ai hết họ phải chịu trách nhiệm về sai lầm cơ bản trong chính
sách kinh tế của những năm 1920: quyết định đưa thế giới trở lại
với bản vị vàng.
Lượng cung vàng không bắt kịp được với giá cả; sự phân phối
vàng sau chiến tranh cũng bị bóp méo đi nhiều, phần lớn là tập
trung vào Mỹ. Kết quả là một cơ chế bản vị vàng không thể tự động
vận hành trơn tru như trước chiến tranh. Vấn đề không có đủ vàng
dự trữ càng trở nên trầm trọng hơn khi các nước châu Âu trở lại bản
vị vàng với tỷ giá hối đoái không ngang bằng, gây ra một áp lực
thường xuyên lên Ngân hàng Anh, trục chính của hệ thống tài chính
thế giới và những hận thù không đáng có giữa Anh và Pháp đã làm
suy giảm quan hệ hợp tác quốc tế.
Bộ tứ thống đốc ngân hàng Trung ương trong thực tế đã thành
công trong việc giữ cho nền kinh tế thế giới tiếp tục vận hành
nhưng họ chỉ có thể làm vậy nhờ giảm lãi suất tại Mỹ và để Đức chìm
ngập trong nợ nần. Đó là một hệ thống sớm muộn gì cũng sẽ đi
đến hồi đổ vỡ. Trong thực tế nó đã tự gieo mầm cho tai họa của
chính mình. Chính sách giữ lãi suất tại Mỹ ở mức thấp để chống
đỡ lại tỷ giá hối đoái quốc tế thậm chí đã tạo ra bong bóng trên thị
trường chứng khoán tại đây. Đến năm 1927, FED bị chia rẽ bởi hai
mục tiêu mâu thuẫn nhau: Làm chỗ dựa cho châu Âu hay kiểm soát
đầu cơ của Phố Wall. Nó cố làm cả hai nhưng cuối cùng chẳng đạt
được gì. Những nỗ lực ngăn chặn đầu cơ không đủ mạnh để kéo thị