rằng nền kinh tế sẽ tự động trở về trạng thái cân bằng, rằng
không thể làm gì để đối phó với các yếu tố gây giảm phát nằm
ngoài dự tính. Họ thất bại ngay ở việc gánh lấy trách nhiệm cơ bản
nhất của một người đứng đầu ngân hàng Trung ương: là người cho
vay cuối cùng và hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng trong thời kỳ
khủng hoảng.
Cả Norman và Schacht đều hiểu rằng một hệ thống tài chính
đang rơi tự do đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực của ngân hàng
Trung ương. Nhưng cả hai cơ quan do họ đứng đầu là Ngân hàng
Anh và Reichsbank đều thường xuyên thiếu vàng và tự bó buộc
mình đến nỗi chẳng còn chỗ trống nào mà cựa quậy. Kết quả là
bất chấp uy tín rộng rãi của Norman và sức sáng tạo của Schacht,
họ đều bị sức hấp dẫn của bản vị vàng làm cho mất hết khả năng
xoay xở nên buộc phải dính chặt vào Mỹ và nương theo họ khuyến
khích giảm phát.
Người đứng đầu một ngân hàng Trung ương duy nhất ngoài
FED với đủ vàng dự trữ để có thể hành động độc lập là Moreau của
Ngân hàng Pháp. Nhưng vô tình bị cuốn vào với địa vị thống trị tài
chính thế giới, dường như ông chủ tâm dùng sức mạnh mới có của
nước Pháp vì mục đích chính trị hơn là kinh tế. Và thế là những sự
suy thoái nhỏ và mang tính hiệu chỉnh ở Mỹ và Đức đã bị những tư
tưởng thiển cận và hoàn toàn điên rồ biến thành thảm họa trên
phạm vi toàn thế giới.
Năm 1934, nhà kinh tế học ở Yale, Irving Fisher, phát biểu trước
một ủy ban của Quốc hội rằng khi Strong chết, “các chính sách của
ông cũng chết theo. Tôi vẫn luôn luôn tin rằng nếu ông còn sống
thì giờ chúng ta đã ở trong một hoàn cảnh khác.” Ông là một trong
số rất nhiều nhà kinh tế và lịch sử nói lên sự thật trớ trêu rằng
mọi việc đã chuyển biến rất khác nếu như Strong còn sống. Mặc
dù ông phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều sai lầm xung quanh