NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 642

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu năm 1931 rất

giống với cuộc khủng hoảng tại các nước đang phát triển diễn ra
những năm 1997-98. Năm 1931, sự mất lòng tin với các đồng tiền
và các ngân hàng tại châu Âu buộc Đức và nhiều nước Trung Âu còn
lại phải áp đặt sự kiểm soát với nguồn vốn và không thể trả được nợ,
khiến sự lo sợ lan truyền nhanh chóng và lên đến tột đỉnh khi
buộc Anh phải từ bỏ bản vị vàng.

Năm 1997, một chuỗi các cuộc khủng hoảng tương tự cũng lan tràn

khắp châu Á. Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia phải tạm ngừng trả
các khoản nợ trị giá hàng trăm tỷ đô-la. Các đồng tiền châu Á mất
hoàn toàn giá trị so với đồng đô-la, làm lòng tin đối với thị trường
chứng khoán tại hàng loạt các thị trường mới nổi tiêu tan, thậm chí
Nga còn lâm vào tình trạng mất thanh khoản trong năm 1998 và
Argentina cũng như vậy hai năm sau đó. Nhưng vào năm 1931, quy
mô của các nước chịu khủng hoảng ở châu Âu bằng một nửa nền
kinh tế Mỹ; còn năm 1997, GDP của các nước mới nổi không trả
được nợ chỉ bằng khoảng một phần tư GDP của nước Mỹ mà thôi.

Mặc cho có tất cả những tương đồng trên, sự so sánh bao giờ

cũng là khập khiễng. Tuy nhiên, chúng cho thấy quy mô cơn bão tố
kinh tế của năm 1929-33 – cuộc khủng hoảng tương tự về phạm vi
với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đồng peso Mexico năm
1994, cuộc khủng hoảng tại châu Á và Nga năm 1997-98, sự sụp đổ
bong bóng chứng khoán năm 2000 và cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới các năm 2007-2008 cộng lại, tai họa này nối tiếp tai họa
kia tập trung trong cùng một khoảng thời gian hai năm. Thế giới
thoát khỏi tai họa một phần là nhờ việc tiếp cận với Đại khủng
hoảng và may thay các cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới
trong thập kỷ vừa qua đến lần lượt từng đợt một với những khoảng
lặng ở giữa để chúng ta kịp rút ra bài học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.