khổng lồ, trong đó cổ phiếu mất hẳn mối liên hệ hợp lý với thực
tế kinh tế và được đánh giá cao hơn giá trị thực rất nhiều – có khi
đến 30 – 40%. Trong cả hai trường hợp, sau một sự bán tháo hàng
loạt, mọi người mới hiểu ra rằng giá đã bị đẩy lên bởi sự gian lận của
tập đoàn các nhà đầu cơ trên Phố Wall và các thành viên nội bộ
trong các công ty niêm yết. Cả hai đều gây những thiệt hại tương tự
đến tài sản quốc gia được thể hiện đầu tiên trên chỉ số GDP –
giảm khoảng 40% trong năm đầu tiên – và tiếp theo là sự thu hẹp
đầu tư một cách nhanh chóng. Phản ứng của chính quyền cũng
tương tự như nhau – trong năm đầu tiên sau sự sụp đổ năm 1929, lãi
suất ở Mỹ bị cắt giảm từ 6% xuống còn 2%; năm 2000, nó cũng
sụt giảm từ 6,5% xuống còn 2%.
Cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng những năm 1931-33
bắt nguồn từ sự phá sản của Ngân hàng Mỹ có rất nhiều đặc điểm
giống với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã bắt
đầu từ mùa hè năm 2007 và, như tác giả viết, vẫn đang lan ra hệ
thống ngân hàng toàn thế giới. Cả hai đều bắt nguồn từ những
nghi ngờ về sự an toàn của các trung gian tài chính từ lâu đã ở trong
tình trạng lỗ nặng. Năm 1931-33, sự lo sợ đó kéo theo sự tháo chạy
hàng loạt khỏi các ngân hàng khi người gửi tiền rút tài sản của họ
khỏi ngân hàng và chất đống tiền mặt ở nhà, sau hai năm nó trở
thành làn sóng lớn lan khắp nước Mỹ. Cuộc khủng hoảng ngày nay
cũng dẫn đến sự tháo chạy hàng loạt khỏi hệ thống tài chính – lần
này không phải bởi những cá nhân trong tâm trạng lo lắng dồn dập
đi rút tiền mà là các chủ ngân hàng và nhà đầu tư hoảng loạn rút
vốn khỏi các tổ chức tài chính đủ loại, không chỉ các ngân hàng
thương mại và cả ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư thị trường vốn
ngắn hạn (money market funds), quỹ đầu tư bảo hiểm rủi ro (hedge
fund) và tất cả các công cụ đầu tư ngoại bảng không minh bạch
phục vụ các mục tiêu đặc biệt khác (off-balance-sheet special-purpose
vehicles) xuất hiện rất nhiều trong thập kỷ qua. Thậm chí các định