NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 639

khủng hoảng nối tiếp nhau, lan từ bờ này sang bờ kia của Đại Tây
Dương, cái sau trầm trọng hơn và bao trùm những cái trước, bắt
đầu từ sự thu hẹp hoạt động kinh tế của Đức khởi đầu từ năm
1928, cuộc khủng hoảng trên Phố Wall năm 1929, một loạt các
chấn động trong hệ thống ngân hàng của nước Mỹ từ cuối năm
1930, sự tan rã của các hệ thống tài chính châu Âu mùa hè năm
1931.

Cơn chấn động đầu tiên – dòng vốn từ Mỹ chảy vào châu Âu

bỗng nhiên ngưng trệ hẳn vào năm 1928 đã đẩy Đức vào khủng hoảng
– rất tương đồng với cuộc khủng hoảng đồng peso tại Mexico năm
1994. Suốt những năm đầu 1990, Mexico, cũng rất giống với Đức
những năm 1920, đã thả lỏng vay nợ ngắn hạn nước ngoài. Khi lãi
suất tại Mỹ tăng cao vào năm 1994, Mexico, cũng giống như Đức
năm 1929, càng khó để vay nước ngoài hơn và buộc phải có sự lựa
chọn tương tự giữa giảm phát hoặc mất khả năng thanh toán.

Đương nhiên là vẫn có những sự khác biệt. So về quy mô kinh tế

trong tổng thể nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Đức năm 1928
lớn gấp khoảng ba lần so với nền kinh tế Mexico năm 1994 .
Nhưng khác biệt lớn nhất là cách đối phó với khủng hoảng. Bộ Tài
chính Mỹ dưới thời Bộ trưởng Robert Rubin ngăn chặn trước nguy cơ
mất khả năng thanh toán bằng cách cấp cho Mexico khoản vay
khẩn cấp 50 tỷ đô-la một cách nhanh chóng bất ngờ. Nước Đức
năm 1929 không có được vị cứu tinh như vậy. Hơn nữa, ở thời điểm
năm 1994, Mexico có thể giảm giá đồng peso của mình. Năm 1929,
vừa thoát khỏi lạm phát phi mã khủng khiếp, Đức đã xích chặt chân
mình vào bản vị vàng và hy sinh cả nền kinh tế chỉ để duy trì sức
mua tương đương của đồng mark Đức.

Cuộc khủng hoảng thứ hai trong chuỗi đó, sự sụp đổ của Phố

Wall, có sự tương đồng rất rõ rệt với sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán vào năm 2000. Cả hai đều xảy ra sau bong bóng chứng khoán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.