đất Pháp, vội vàng làm đơn xin theo học. Chính phủ Pháp bác đơn vì trình
độ cậu ta còn quá kém. Phải chi lúc đó, chính quyền Pháp thâu nhận cậu
Nguyễn Tất Thành, thì sau này, bộ máy Thuộc địa sẽ có thêm nhiều Hoàng
Trọng Phu, Thân Trọng Huề… đâu đến nỗi cậu bồi tàu Nguyễn Tất Thành
phẫn chí đi theo cộng sản, gây tai hoạ cho cả dân tộc Việt nam. Xin xem
thêm bài “Bác Hồ đi tìm đường cứu nước… Pháp” cùng tác giả. Theo tài
liệu của Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu thì “trường Thuộc địa” (école
Coloniale) là một học hiệu lừng danh, chuyên đào tạo các viên chức hành
chánh thuộc địa của Pháp. Trước thế chiến thứ nhứt, trường gồm 2 phân
khoa:
- Phân khoa bản xứ (Section Indigene)
- Phân khoa Pháp (Section Française)
Phân khoa bản xứ là liền thân của trường Thuộc địa Paris.
Khởi đầu từ một nhóm 13 thiếu niên người Miên được Auguste Pavie
mang về Paris huấn luyện tiếng Pháp vào mùa Thu năm 1885. Phân khoa
này được mở rộng dần, để đón nhận các học viên người Việt, Lào, Porto
Novo và vài trẻ lai Pháp.
Năm 1889, trường Thuộc địa được Thứ trưởng Thuộc địa Eugene
Étienne chính thức thành lập, gồm cả hai phân khoa bản xứ và Pháp. Mười
năm sau, giám đốc Etienne Aymonier báo cáo rằng đã có 49 học viên bản
xứ rời trường. Quá bán học viên gốc Miên (25 người). Trong số 17 người
Việt, có nhiều nhân vật khá lừng lẫy: Bác vật canh nông Bùi Quang Chiêu,
giáo sư Lê Văn Chính ở Quốc Tử Giám, Thân Trọng Huề (Thượng Thơ),
Lê Văn Miên (hoạ sĩ), về sau làm Đốc học trường Pháp Nam ở Vinh…
Từ năm 1908, toàn quyền Klobukowski quyết định thay đổi việc thâu
nhận học viên vào phân hiệu bản xứ. Từ đây, trường chỉ thâu nhận học viên
đã đậu các khoa thi Hương và thi Hội ở Việt nam, để chuẩn bị cho những
tân khoa này bước vào guồng máy hành chánh bảo hộ. Thời gian huấn
luyện kéo dài 2 năm. Tháng 3-1911, một số phó bảng và ấm sinh người Việt
như Bùi Kỷ, Bùi Thiện Cơ, Phan Kế Toại, Trương Như Đính (con như