NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 131

sai biệt lắm. Cả hai ông Chiêu và Quỳnh đều là những người thân Pháp,
được Pháp tin cậy, giữ địa vị cao, tuy nhiên vai trò của Bùi Quang Chiêu
không quan trọng bằng Phạm Quỳnh.

Năm 1930, tuần báo “Phụ Nhân Văn” có mở một cuộc thi kỷ niệm đệ

nhứt chu niên ngày thành lập báo. Đầu đề thứ ba của cuộc thi là một câu hỏi
như sau:

- “Nếu có cuộc tuyển cử 10 vị “Việt nam nhân dân đại biểu” (như Dân

biểu, hay Nghị sĩ) mà những vị kể tên dưới đây (tờ báo nêu tên 10 nhân sĩ
lúc ấy) ra ứng cử, thì độc giả sẽ cử những vị nào?”

Kết quả các câu trả lời được sắp thứ tự như sau:
1 Phan Văn Trường (luật sư)

2. Huỳnh Thúc Kháng
3. Nguyễn Phan Long
4. Diệp Văn Kỳ

5. Lưu Văn Lang
6. Bùi Quang Chiêu
7. Trần Trọng Kim

8. Dương Văn Giáo
9. Trần Trinh Trạch
10. Phạm Quỳnh.

Dấn thân hoại động từ thập niên 1910, ông Chiêu bắt đầu bày tỏ thái độ,

sự băn khoăn của mình trước thời cuộc nước nhà. Những bài viết của ông
dân lượt xuất hiện trên báo “Diễn đàn bản xứ” của ông Nguyễn Phú Khai
(Tháng 3 – 1917). Gần 10 năm sau, ông chủ trương riêng tờ báo “Diễn đàn
Đông Dương”. Thời đó tờ “Diễn đàn bản xứ”, (La Tribune Ingigene) có thể
coi như cơ quan ngôn luận của đảng Lập hiến trong thời kỳ đầu. Tờ “Diễn
đàn Đông Dương” do chính ông Chiêu làm chủ nhiệm, ông Nguyễn Kim
Đính làm chủ bút kiêm quản lý. Trên lãnh vực báo chí truyền thông, ông
Chiêu biết lợi dụng phương tiện và sức mạnh của cơ quan ngôn luận để làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.