Trương Như Cường) bắt đầu lên đường dự khoá huấn luyện trắc nghiệm
này. Thật ra, họ là những học viên người Việt cuối cùng của phân hiệu bản
xứ Trường Thuộc địa. (Phải chi năm 1911, đơn xin nhập học của cậu bồi tàu
Nguyễn Tất Thành được thâu nhận thì nước ta đã bước qua một khúc ngoặc
quan trọng khác)
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Canh nông, Bùi Quang Chiêu hồi hương và
được bổ làm công chức trong phủ Toàn quyền tại Hà Nội. Thời gian đó P.
Doumer có nhiều chương trình phát triển kinh tế cho toàn thể Đông Dương
rất quy mô. Sau ông Chiêu được đổi qua làm thanh tra nông nghiệp. Khi
trường Canh Nông ở Huế thành lập, Chiêu được cử ra Huế dạy ít lâu. Năm
1908, Chiêu về Nam Kỳ và làm việc trong sở Canh Nông.
Năm 1923, Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, Nguyễn Phan Long…
thành lập đảng Lập hiến, chủ trương tranh đấu ôn hoà, đòi cho nước Việt
nam có một bản hiến pháp như Úc. Thời gian đó, ông Chiêu cũng đắc cử
Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Sau vài niên khoá, ông Bùi Quang Chiêu đắc
cử Nghị viên Nam Kỳ tại Thượng Hội Quốc gia thuộc địa ở Paris (1932).
Cũng như Trương Văn Bền, Chiêu là hội viên lâu đời của Hội dông Kinh tế
lý tài Đông Dương.
Năm 1926, ông làm chủ nhiệm sáng lập tờ báo Pháp ngữ “Diễn đàn
Đông Dương” (La Tribune Indochinoise), bắt đầu một giai đoạn tranh đấu
tích cực hơn. Cũng năm đó, Bùi Quang Chiêu vận động với Toàn quyền
Đông Dương ban cho Việt nam một bản hiến pháp, nhưng bị từ chối khéo.
Toàn quyền bảo việc đó ngoài quyền hạn của ông, vì thế ông Chiêu nhứt
định qua Pháp, để tranh đấu nhưng thất bại.
Bùi Quang Chiêu là một người hoạt động trong nhiều lãnh vực: Chính trị,
kinh tế, thương mại, công nghệ, văn hoá và trong phạm vi nào ông cũng
thành công nhờ uy tín lẫn khả năng.
Bùi Quang Chiêu: Nhà chính trị, nhà báo
Hồi những thập niên đầu thế kỷ 20, dư luận trong nước thường cho rằng
“Bùi Quang Chiêu là Phạm Quỳnh ở Nam Kỳ”. Sự đánh giá ấy cũng không