lý sỏ tằm tơ Tân Châu, đã nhận được một số trợ cấp rất lớn là 20.000 đồng.
Ngoài ra, ông còn thâu huê lợi quảng cáo trên báo “Diễn đàn Đông Dương”
hàng năm tới 4.000 đồng.
Kể từ khi có phong trào “Tẩy chay Chinois” vào năm 1918, Bùi Quang
Chiêu cũng dấn thân vào công việc kinh doanh, thương mại. Điều đó cũng
chứng tỏ ông là người có đầu óc thực tiễn, dứt bỏ quan niệm bảo thủ, khinh
khi nghề buôn bán. Sau khi có các bài tố cáo Hoa kiều là đồng minh của
Pháp, bóc lột đồng bào, Bùi Quang Chiêu cũng tham dự vào cuộc tranh
thương với họ: Mở xưởng làm nón ở Sài gòn, lập nhà máy xay lúa ở Chợ
Lớn, mở hiệu buôn “Nam Đồng Lợi”.
Có óc tháo vát biết tổ chức lại giao thiệp rộng, được Toàn quyền Đông
Dương Van Vollenhoven nâng đỡ, vì là bạn học, nên các cơ sở kinh tế,
thương mại của Bùi Quang Chiêu mỗi ngày một phát triển mạnh.
Ông Chiêu có người em ruột là Dược sĩ Bùi Quang Tùng. Hồi năm 1945,
khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới bùng nổ, chính dược sĩ Tùng lái
chiếc xe Traction mở máy điện quang, máy truyền máu trực tiếp ra bưng, để
tiếp tế cho Sở Y tế Nam Bộ. Nhờ đó, Sở Y tế đã cứu sống nhiều chiến sĩ bị
thương ngoài mặt trận trở về.
Người cộng sản nhìn ở đâu cũng thấy kẻ thù. Những ai yêu nước, không
theo kiểu cách của họ đều là phản quốc. Chủ trương chụp mũ, lý luận một
chiêu, độc tôn đảng cộng sản, đã làm cho biết bao nhiêu người yêu nước,
các nhân lài chết oan.
Thời đại của ông Chiêu, của ông Phạm Quỳnh, chọn đường lối hoạt động
chính trị riêng cho mình. Là người của buổi giao thời, cho nên xét theo
quan niệm quá khích của cộng sản, thì không ai cảm thông được. Thời thế
lúc đó cũng như sau đó, chính cựu Hoàng Bảo Đại cũng tâm sự “nếu không
biết khéo léo giao thiệp giữa một trạng thái chính trị do sự chiếm đoạt gây
nên, và một trật tự mới, trong đó, kiến tạo một xã hội phồn vinh, trọng nhân
phẩm, không thể trong chốc lát mà tạo ra được”. Ai cố gắng giữ hài hoà, sự
ôn hoà trong cách thức tranh đấu để đi đến một sự triển khai khôn ngoan và
cuối cùng đi tới chỗ hoàn toàn độc lập. Lấy quan điểm bây giờ xét hoàn