NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 198

Khen hành động ông đạo Tưởng, người ta nhận xét: “Phải nhìn một thực

tế đạo Tưởng có nhiều tín đồ trung thành, tuân mệnh lệnh ông quyệt đối.
Họ sẵn sàng góp công, của (khoai, bí, bắp)… và đó là một lực lượng quần
chúng khá mạnh, nên ông dám làm liều. Hơn nữa, vì sự hiểu biết kém, họ
không thể suy nghĩ gì khác hơn. Họ mê tín đến ngông cuồng. Chính cái ảo
tưởng đó đã làm cho họ bỏ cả công ăn việc làm để theo phục vụ đạo Tưởng
và sống chết vì đạo, vì Thầy… Cái triều đình của ông đạo Tưởng đặt trong
am, là một căn nhà lá bên bờ kinh, biểu lộ quyền lực cao nhứt theo sự tin
tưởng của dân quê. Chính họ tự tìm lấy cái chết”.

Chúng tôi dẫn thêm tài liệu nói về đạo Tưởng của cụ An Khê như sau:

Vào năm 1940 (khi vụ án đã dẹp xong) sau vụ trốn sang Tàu thất bại, tôi

về miền Nam định trốn qua Xiêm (sau đổi Thái Lan) bằng ngả Phú Quốc.
Nhưng khi ấy, chiến sự Pháp Xiêm bùng nổ, do Nhựt khích động Xiêm, tôi
kẹt lại ở Phú Quốc. Tôi phải sống theo một gia đình nọ làm rẫy trên núi.
Anh ấy thứ Tám, rất nghèo, có vợ và một đứa con chưa biết nói. Chỉ cất
được một cái chòi đủ hai vợ chồng ở, có thêm tôi thì ngủ ngoài mưa. Anh
theo đạo Tưởng. Hàng ngày anh và tôi vào rừng chặt lá mây để nối dài chái
nhà, hoặc làm rẫy vần công. Ăn uống rất kham khổ còn hơn sư, sãi chùa
nghèo. Thỉnh thoảng có người bịnh, lên núi rước anh xuống trị. Anh không
ăn tiền và nhận thù lao gì cả. Chủ nhà mời ở lại dùng cơm, anh cũng từ
chối, chỉ bẻ một trái chuối đem về cho con. Về vụ bùa phép của anh, tôi có
chứng kiến hai vụ: Bùa trị con vắt (một loại đỉa đeo trên lá cây) và bùa trị
đau bụng. Anh Tám vẽ bùa trị con vắt trên mình tôi và nói: “Bùa chỉ linh
nghiệm ngày đầu, hôm sau “vắt giận”, bu lại còn nhiều hơn”. Quả nhiên
hôm ấy, tôi đi rừng không bị vắt đeo, nhưng hôm sau, thì bị vô số, phải
dùng cái que, có bọc vôi để chấm vào cho vắt rớt… Còn đau bụng thì anh
Tám vẽ bùa hoặc đốt một lá bùa cho con bịnh uống. Nhiều người khỏi bịnh.
Cách trị bịnh ấy giống các thầy pháp… Người theo đạo Tưởng tin về phần
hồn nhiều hơn, theo tôi hiểu”.

Còn về hoạt động chính trị của tín đồ đạo Tưởng, cụ An Khê cũng nhắc

tới:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.