NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 200

Lễ quốc táng nhà cách mạng Phan Chu Trinh

Một biến cố lớn diễn ra ở Sài gòn (4-4-1926)

- Không gia nhập bất cứ một tổ chức bí mật nào, Phan Chu Trinh là nhà

chính trị đầu tiên xướng xuất thuyết “Dân quyền, nâng cao “Dân trí”.

Hai mươi một tuổi, học hành dang dở (lớp 7), bỏ đi làm bồi tàu kiếm

sống, lang bạt giang hồ, khi tới Pháp, Nguyễn Tật Thành nộp đơn xin học
trường Thuộc địa, để được “… làm người hữu dụng cho nước Pháp” nhưng
bị từ chối. Thành sông lang thang bụi đời trên đất khách, Thành tìm tới các
đồng hương mà tuổi tác vào hạng cha chú, học vấn bậc thầy, để được nâng
đỡ và dạy dỗ. Tuy vậy, Thành tỏ ra khôn trước tuổi, vượt trội họ: Dám làm
những việc mà những người học thức và tự trọng không dám.

- Cuỗm bút danh chung của nhóm (Nguyễn Ái Quốc).

- Cóp bài “Đông Dương chính trị luận” của Phan Chu Trinh, sửa đổi chút

ít, rồi đổi ra “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

- Táo bạo hơn, Thành còn ký tên vào “Yêu sách 8 điểm gởi hoà hội

Versailles”, do Luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp, và cho tác
phẩm ấy là của mình…

Có thể nói đây là một cuộc xuống đường, một cuộc biểu tình lần đầu tiên,

biểu dương lòng ái quốc của đồng bào trước sự thách thức của nhà cầm
quyền Pháp ở Nam Kỳ. Phan Chu Trinh đã được lịch sử dành cho một chỗ
ngồi trang trọng, một vị trí xứng đáng.

Từ trước đến nay, các sách báo đề cập tới Phan Chu Trinh đều có nhận

xét: “Phan Chu Trinh là một nhà chí sĩ, một người ái quốc có lý tưởng cao
cả, suốt đời tranh đấu để đạt cho kỳ được lý tưởng ấy. Ngoài ra, ông là một
chiến sĩ cách mạng ôn hoà có khuynh hướng quốc gia lý tưởng”.

Người ta sống thọ hay yểu không phải do số tuổi mang trên mình. Thọ

hay yểu là do sự nghiệp của họ để lại cho hậu thế. Phan Chu Trinh chỉ
hưởng dương có 54 tuổi, nhưng danh tiếng của cụ được truyền tụng trong
sử sách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.