biểu cho thế hệ giao thời cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là một căn nhà
lớn, gồm 48 cột bằng căm xe, đen mun, bóng láng. Mỗi cây cột một người
ôm không xuể. Nguyên bộ sườn nhà không dùng một cây đinh. Năm 1945,
Việt Minh ra lịnh “tiêu thổ kháng chiến”, chúng buộc phải dỡ mái nhà, đồ
đạc thì tản cư, nhưng chưa kịp đốt. Nếu còn nguyên vẹn, ngày nay ngôi nhà
của ông Hương Liêm có thể coi như một công trình kiến trúc độc đáo của
Nam Kỳ thuở trước.
Ông Hương Liêm có nhiều người con, nhưng chúng tôi không nhớ rõ có
bao nhiêu. Chỉ biết ông có hai người con đều làm Hội đồng. Người thứ nhứt
là Hội đồng Hổ, không con. Người thứ hai là Hội đồng Cử. Về sau, một
người con của Hội đồng Cử làm Cai tổng, dân dịa phương quen gọi là Cao
tổng Thiến. Về phần con gái, chỉ nhó có hai bà: Bà thứ 10 gọi là Mười Tán,
có chồng làm Thông biện ở Bến Tre. Bà kế là Nhứt Thịnh, có chồng là Cai
tổng Trị, sanh được hai người con là Hai Xiêm và Ba Tây.
Trong số các con ông Hương Liêm, có người làm sui với ông Phủ Bảy Lê
Quang Liêm ở Gò Công.
Một người giàu có nổi tiếng khác ở làng Đại Điền là ông Hội đồng Hoài,
dân chúng quen gọi ông Phó Hoài, vì trước khi làm Hội đồng, ông có làm
Phó tổng. Ông Hội đồng Hoài nổi tiếng hống hách, ai cũng sợ như ông vua
một cõi. Ông coi dân chúng trong làng như tôi tó, kẻ ăn người ở trong nhà,
muốn bắt ai làm gì cũng được, không ai dám lừ chối, trốn tránh hay chống
đối. Câu “phép vua thua lệ làng” ở đây chưa đúng nghĩa vì làng xã cũng
phải sợ ông. Ông làm Phó tổng, trên làng. Về sau, ông làm Hội đồng coi
như cha mẹ cả quận. Nhà ông Hội đồng Hoài, chỉ cách nhà của nhà văn
Xuân Vũ một cánh đồng. Ngói lợp nhà của ông sau 15 năm vẫn còn đỏ au
như mới. Ở xa nhìn thấy toàn thể ngôi nhà, lẫm lúa, tường cao, hàng rào sắt
như một dinh co đồ sộ trong truyện thần tiên. Dân Bến Tre và dân chúng
sống hai bên bờ sông Tiền Giang như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, đâu
dâu cũng nghe tiếng ông. Không ai dám nói đến tên ông là “Hoài”. Mỗi khi
cần nhắc đến chữ ấy, người ta phải nói trại ra như sau:
- Đi đâu mà đi “hười” vậy?