lít). Ngoài ra, ông còn là người cho vay cắt cổ. Sự giàu có của ông là mồ
hôi nước mắt của dân chúng, tá điền nghèo khổ bất hạnh đóng góp. Khi cho
vay lúa, ông cho đong bằng cái giạ non, khi gạt mặt, còn hổng một lỗ trên
mặt. Đến mùa góp lúa ruộng, ông đem theo cái giạ già thêm mấy lít, và gạt
miệng vun chùn. Nhiều lần đi thâu lúa ruộng tại sân lúa tá điền, sau khi
đong đủ lúa cho ông thì người mướn ruộng chỉ còn… cầm cây chổi quét sân
mà nước mắt tuôn dòng. Làm ruộng được bao nhiêu đã đong hết cho ông vì
đã mượn nợ, trả tiền lời, tiền mướn ruộng, không còn một giạ để ăn, nhưng
ông không động lòng. Có một lần, một tá điền gạt lúa cộ về nhà đập xong,
giẽ sạch, phơi khô rồi đong hết cho ông, nhưng cũng chưa đủ. Bà vợ ông
Hội đồng Quá bèn hỏi tá điền:
- Mấy có mấy đứa con?
Tưởng bà nhân đức, hỏi gia cảnh để châm chế cho mình, cho lại vài ba
giạ để các con ăn đỡ đói, người tá điền lễ phép thưa:
- Bẩm bà tôi có 5 đứa!
Bà Hội đồng Quá nói:
- Biểu một đứa con của mày vào ngồi trong cái giạ, rồi gạt cho tao.
Tá điền khốn khổ nước mắt rưng rưng, không nói thêm một lời.
Tuy giàu có, nhưng vẫn tham lam, đó là tại bản tánh ích kỷ của một số tá
điền chủ ở Nam Kỳ ngày trước. Nhà ông Hội đồng Quá lúc nào cũng có
nuôi 5 con heo nái, khoảng một chục heo lứa và hàng mấy chục heo con.
Tôi tớ hàng chục nhưng đầu tắt mặt tối làm không hết việc. Hễ ai muốn vay
mượn, nhờ vả điều gì khi tới nhà ông Hội đồng Quá, trước tiên là phải làm
việc nhà như tôi tớ. Đàn ông thì quết chuối cho heo ăn. Có người phải giã
trắng một hai cối gạo, rồi mới khép nép hỏi chuyện vay mượn. Đàn bà tới
nhà phải xắc chuối cho heo ăn, ít nhứt cũng phải hai cây chuối. Còn việc
vay mượn được hay không là chuyện khác. Cả tổng Minh Quái hầu như ai
cũng có dịp giã gạo hoặc xắc chuối trong nhà ông Hội đồng Quá. Ông hà
khắc với tất cả mọi người không phân biệt thân sơ, già trẻ, đến nỗi thân phụ