Cách cưới vợ, gả chồng cho con
Phú quý sinh lễ nghĩa, nhà giàu lúc nào cũng bày vẽ nhiều lễ nghi trong
quan, hôn, tang tế, chứng tỏ mình là người hiếu thảo. Người bình dân
thường chế nhạo: “Phú quý đa nhân hội, bần cùng bà nội cũng xa” cùng
một ý nghĩa trên. Hồi trước, con trai lấy vợ gọi là “thú”. Con gái lấy chồng
gọi là “giá” (vì thế mới có mấy chữ hôn nhân giá thú). Ông bà ta thường
nhắc: “Thú thê bất thú đồng tính”, có nghĩa cưới vợ, không cưới người cùng
họ, vì sợ có bà con huyết thống. Trong việc hôn nhân trước đây, quyền
quyết định tối hậu thuộc về cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Áo mặc
sao qua khỏi đầu. Ngày nay, sống ở Âu Mỹ, hai quan niệm trên đều trái
ngược, vì áo thun, khi mặc phải luồn qua khỏi đầu. Muốn kết tình sui gia,
các nhà giàu xưa thường tìm chỗ môn đăng hộ đối, có nghĩa là gia cảnh, địa
vị của hai gia đình phải tương xứng. Vì lẽ, các cự phú không thể tìm người
có địa vị tương xứng trong cùng một làng, một tổng, nên họ phải cưới vợ,
gả chồng cho con ở xa. Do sự quen biết, môi giới, hay bạn quen, miễn gia
cảnh tương tự, họ sẽ kết thông gia bất kể xa gần. Nửa thế kỷ, trong nam, chỉ
những gia đình nghèo mới gả con ở gần:
Má ơi! Đừng gả con xa,
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu?
Gia đình nghèo, có con gái gả chồng gần để còn nhờ cậy khi tuổi già:
Có con mà gả chồng gần,
Có tô canh cần, nó cũng đem cho.
Quan niệm hồi trước thường phảng phất trong câu hát ru em:
Chồng gần không lấy,
Để lấy chồng xa,
Mai sau cha yếu, mẹ già,
Chén cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dưng?
Nhắc chuyện các nhà giàu gả con đi xa, chúng tôi nhớ trường hợp ông
Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, nhà giàu số 2 ở Nam Kỳ vào cuối thế kỷ 19.
Ông Phương hứa hẹn kết tình thông gia với Tổng đốc Hoàng Cao Khải khi