Ngoạn, thanh sắc vẹn toàn, rất ăn khách thời bấy giờ. Là bầu gánh, bà Ba
Ngoạn rất quý trọng cô Năm Nhỏ, nên cưới cho người trưởng nam.
Rủi ro, người con trai trưởng vắn số, chết sớm. Lo sợ mất cô đào chánh,
gánh hát bộ sẽ suy sụp, nên bà bắt con thứ hai là Nguyễn Ngọc Cương (Tư
Cương) phải cưới cô dâu goá của bà làm vợ. Tuy vậy, hai vợ chồng sống
cũng rất hạnh phúc, sinh được một người con, tức hề Ngọc Trai sau này. Cô
Năm Phỉ lấy Nguyễn Ngọc Cương (sau làm bầu gánh Phước Cương) không
có con. Tuy vậy, cô Năm Phỉ cũng được Tư Cương sủng ái, xuất tiền lập
gánh hát chuyên về cải lương, còn gánh thứ nhút chuyên về hát bộ.
Về sau, Nguyễn Ngọc Cương lấy em cô Năm Phỉ là Bảy Nam, sinh ra
Kim Cương, Kim Quang, Ngọc Thố. Nguồn tin mới nhứt do chính cô Kim
Cương tiết lộ với người bạn gái là nữ ký giả kịch trường trước năm 1975,
để nhìn chị em. Cô ấy là Quỳnh Như, tên thật là Tôn Nữ Như Ý, cháu nội
vua Thành Thái, kêu vua Duy Tân bằng bác ruột. Cô Kim Cương tiết lộ
“thân phụ cô tức Nguyễn Ngọc Cương là con riêng của bà Ba Ngoạn với
phế đế Thành Thái lúc Ngài đang ở Vũng Tàu”.
Có những gia đình giàu có, đặt tên các con theo sở thích riêng, không
biểu lộ ước vọng gì cả. Đó là trường hợp gia đình ông Hội đồng Nguyễn
Văn Hạc (chim hạc). Ông đặt tên các con đều thuộc các loại chim quen
thuộc ở men Nam như:
- Cô con gái đầu lòng là cô Hai Én.
- Các người em kế đều có tên: Cậu Ba Nhạn (công tử), cậu Tư Quắc, cậu
Năm Sắt (chim sắt), cậu Sáu Sẻ (chưn se sẻ), Bảy Trích, Tám Diệc (chưn
trích, chim diệc tương tự con cò, màu trắng hơi xám). Cô Hai Én kết hôn
với y sĩ Đông Dương Nguyễn Như Ánh.
Một gia đình khác thuộc cự phú khác ở Mỹ Tho là gia đình “Thương
Hữu” như: Thương Hữu Lân (nghiệp chủ giàu số 1 ở Mỹ Tho từ năm
1950). Thương Hữu Long, y sĩ Đông Dương có nhà, có phố ở cầu Thiêng
Đức Vĩnh Long. Các ông Thương Hữu Quy, Thương Hữu Phụng đều là
điền chủ nhiều ruộng đất, nhà phố cho mướn ở Vĩnh Long, Cái Sơn. Riêng