Cách đặt tên, cưới gả
Bài này không phải khảo luận về phong tục, mà chỉ kể chuyện đời xưa.
Vì lẽ đó, chúng tôi chọn lựa vài nét đặc biệt trong sinh hoạt của các đại điền
chủ ở Nam Kỳ hồi trước. Cách nay hơn nửa thế kỷ, các điền chủ, các nhà cự
phú, quan lại nhà giàu có đều không có óc thương mại. Họ chê nghề buôn
bán, chỉ để dành cho Hoa kiều. Ít có nhà giàu chịu bỏ tiền ra làm ăn, lập
công ty. Những người Việt đi tiên phong trong thương trường, cạnh tranh
với người Tàu, người Pháp chỉ gồm một số nhỏ như Trương Văn Bền ở Chợ
Lớn, Nguyễn Thành Điểm ở Vểnh Long, Nguyễn Thanh Liêm ở Mỹ Tho,
Trần Đắc Nghĩa ở Cân Thơ, Trần Trinh Trạch ở Bạc Liêu… Tâm lý chung
của giới nhà giàu có tiền mua thêm ruộng đất, huê lợi chậm nhưng chắc
chắn.
Về cách đặt tên con trong gia đình, người giàu, có học, coi trọng chữ
nghĩa thường rất thận trọng, chọn lựa các mỹ danh tiêu biểu cho đạo đức,
ước vọng phú quý giàu sang. Họ không có tham vọng lớn, chí hướng cao
mà chủ lo đến tương lai con cháu sẽ phát tài, làm ăn thịnh vượng. Chẳng
hạn gia đình cô Năm Phỉ ở Mỹ Tho ở Mỹ Tho là một trường hợp điển hình.
Cô Năm Phỉ sinh trong một gia đình trung lưa, tại làng Điều Hoà, Mỹ Tho.
Các chị em cô phần lớn đều là nghệ sĩ. Thân phụ cô tên “Công” (Lê Văn
Công). Ông có 11 người con đều đặt tên: Hai Thành, Ba Danh, Tư Toại
(trai), Năm Phỉ (gái), Sáu Chí (trai), Bảy Nam (gái), Tám Nhi (trai), Chín
Bia (gái), Mười Truyền (gái), Mười Một Tạc (gái), úi Để. Tên cha và các
con nhập lại thành câu: “Công thành, danh toại, phỉ chí nam nhi, bia truyền,
tạc để”. (Hồ Trường An, “Sân Gỗ Màn Nhung”, trang 124)
Trong số các con của gia đình này, có cô Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia,
Mười Truyền đều là đào hát cải lương trong mấy thập niên 1920-50. Các
anh của cô Năm Phỉ là nhà giáo, úi Để là chồng nữ nghệ sĩ Kim Hoàng.
Tám Nhi bị Tây giết năm 1945. Năm 1926, cô Bảy Nam gá nghĩa với vua
cờ bạc Sáu Ngọ (tên Tây là Paul Daron), được chồng bỏ tiền ra lập gánh
“Nam Hưng ban”. Bảy Nam cho hai em nhập gánh này là Chín Bia Mười