ông Thương Hữu Phụng có mở trường học tư lấy tên “trường Thương Hựu
Phụng” tại dốc cầu Thiêng Đức. Nhà văn Phạm Thăng hồi còn nhỏ, có tân
theo học trường này. Bác sĩ Thương Hữu Long là lương y, chữa bịnh mát
tay. Hơn nữa ông có tánh bình dân, ăn ở hiền, được bịnh nhân quý mến.
Tại Bạc Liêu có dòng họ Cao Triều cũng rất nổi tiếng. Ông Phủ Cao
Triều Thạnh có con đặt lên là Cao Triều Hưng, Cao Triều Phát… đều biểu
lộ ý muốn con cháu làm ăn rạng rỡ ở tương lai. Ông Cao Triều Phát là đại
điền chủ (1888-1956), gia nhập đạo Cao Đài rất sớm. Năm 1933, ông Cao
Triều Phát cùng với chưởng pháp Trần Đạo Quang và Y sĩ Trương Kế An
lập Cao Đài hệ phái Hậu Giang gọi là Minh Nhân đạo. Trong lúc khởi dầu
cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Minh giết hại nhiều chức sắc Cao Đài,
Hoà Hảo, Công Giáo và các nhà ái quốc có uy tín, nên không có tôn giáo
nào chịu hợp tác với Việt Minh. Để lừa bịp dân chúng và vừa lợi dụng vừa
rún ép ông Cao Triều Phát phải theo họ. Vì sống trong địa bàn ảnh hưởng
của họ, ông Cao Triều Phát biết họ bịp mà phải chịu theo để khỏi bị thủ
tiêu. Việt Minh thành lập “Cao Đài thống nhứt” tại “Thất Giồng Bốn” tại
Gia Rai Bạc Liêu, tập họp các tín đồ trong vùng họ kiểm soát, và phong cho
ông Cao Triều Phát làm chủ tịch liên hiệp 12 chi phái Cao Đài hiệp nhất.
Người ta còn nhớ trong “Tuần lễ vàng” tổ chức tại Bạc Liêu vào đầu năm
1946, Việt Minh tìm cách làm tiền ông Cao Triều Phát bằng cách nài ép ông
mua một cái áo của các thiếu nhi Hà Đông tặng ông Hồ, bằng lụa, với giá
50 vạn đồng! Chúng nói “cụ Hồ gởi tặng chủ tịch Cao Đài hiệp nhứt Cao
Triều Phát”, nhưng buộc ông Phát phải mua với số tiền khổng lồ. Thật là
một cách làm tiền vừa trâng tráo, vừa bỉ ổi?