Ăn uống, giải trí (cờ bạc, đá gà, uống rượu, thuốc
phiện…)
Tục ngữ có câu “ăn để sống, chớ không phải sống để ăn”.
Hồi trước ông bà ta thường nói: “Nhà giàu ăn cầu ngon, nhà nghèo ăn
cầu no”. Sẵn tiền rừng bạc biển, người ở, đầy tớ (gia nhân) hàng chục, lại
còn tá điền… đua nhau phục dịch, các nhà giàu xưa thường ăn uống cầu kỳ,
đủ các thứ món ngon vật lạ, không những có sẵn tại địa phương, đôi khi còn
mua những thứ xa xỉ, nhập cảng như cam Thiều, hồng khô, nho, dâu của
Tàu, của Pháp không thiếu món gì.
Các nhà giàu xưa ở Nam Kỳ có đời sống như giới quý tộc bên Âu Châu,
hay một tiểu vương. Chỉ khác một điều họ không có nô tỳ và nông nô hay
điền nô như họ. Giàu sẵn của, ai cũng thích ăn ngon. Có nhiều người thích
các món ăn lạ, cầu kỳ, chế biến phiền phức. Vì lẽ đó, hồi xưa nhà giàu nào
cũng có nuôi thêm người đầu bếp riêng. Nhiều chỗ có đến vài ba đầu bếp:
Người chuyên nấu món ăn Tàu, người chuyên nấu món ăn Tây, và có người
chuyên các nhậu của Việt nam. Hồi năm 1932, công tử Phước Georges qua
Pháp du lịch, có đem theo người đầu bếp chuyên môn nấu món ăn mà cậu
thích. Có dự những tiệc tùng của những gia đình cao sang quyền quý, các
đại điền chủ miền Nam, ta mới thấy sự cầu kỳ, tốn kém của họ. Chúng tôi là
kẻ hậu sinh, chỉ thuật lại những gì dược nghe các cụ kể lại, hoặc các cụ ghi
chép như một loại hồi ký.
Ở miền Nam, khu vực từ Tiền Giang tới Cà Mau, Rạch Giá, có nhiều
điền lớn. Trong mỗi điền, nhà cửa của họ được cất như dinh thự, kiểu villa,
nhà lầu. Có những chủ điền là người có học, đỗ đạt bằng cấp cao, nhưng
không ra làm quan. Họ hưởng thú diễn viên, và đời sống cao hơn cả những
ông Tổng đốc, Tuần phủ ngoài Bắc. Tới thăm nhà họ bất chợt, chỉ trong
vòng một giờ, trên bàn đã có sẵn 5, 6 món ăn, món nào cũng ngon như tôm
càng lớn, cá nướng trụi, cá vồ (loại nuôi bằng cám trong hồ), kho lạt, nấu
canh chua… Nhiều nhà còn mời khách ăn gà đút lò, vịt sen nấu cháo. Hồi
đó nhiều nơi ở miền Hậu Giang có những điền nổi tiếng như “điền ông La