NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 49

Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Thị Bính…) Nói về những nhà giàu xưa thích ăn
ngon, chúng tôi nhớ ông Hội đồng Ngô Phong Điệu tại Bạc Liêu. Ông rất
thích ăn đuông, mà phải loại đuông nuôi bằng phìa mới ngọt và thơm. Đông
là ấu trùng của con kiến dương, có hình con nhộng, dùng bơ chiên làm món
nhậu rất hấp dẫn. Đông thường sống trên đọt cây dừa, cây chà là, cây đủng
đỉnh (người dân quê thường chặt tàu đủng đỉnh để trang trí nhà cửa khi có
đám cưới, cúng đình…) Cây dừa hay chà là nào bị đuông ăn thì héo trên
đột, phải đốn bỏ, không thể nào cứu được. Thịnh hành nhứt là đuông chà là.
Cây chà là có hình dáng như cây cau, nhưng nhỏ hơn, thân cứng, lá có
nhiều gai, sống ở vùng nước lợ và nước mặn như ven biển Trà Vinh, Bến
Tre… Nhánh chà là có gai, rất khó đến gần mà khỏi bị gai đâm. Hồi ở tù cải
tạo vùng Láng Cháo, Long Khánh, chúng tôi phải đào kinh và nỗi lo sợ
nhứt là khi đào ngang qua những bụi cây chà là. “Chỗ nào có chà là thì có
tép”. Chúng tôi rút được một kinh nghiệm nói trên. Hôm nay vừa đào
mương xong, ngày mai tới đó bắt tép lúc nào cũng có.

Chỉ có người kinh nghiệm ăn đuông mới dễ phát hiện cây chà là có

đuông. Nhiều người ăn đuông, nhưng rất ít người biết cách cấu tạo và sinh
sản của nó. Đông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như đá, dùng để
khoét sâu vào củ hủ dừa, chà là đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng, béo tròn,
mềm mụp. Sau mùa giao hoan, đuông tìm cây dừa, đủng đỉnh, chà là, khoét
ổ đẻ trứng. Khi trứng trở thành ấu trùng, bắt đầu công phá: Ăn phần non
của đọt dừa, còn gọi “củ hủ”. Khi cây dừa héo úa phải đốn bỏ. Muốn bắt
đông dừa phải đốn cây hạ xuống, lấy củ hủ, có khi hàng chục con đuông
mập lăn lóc. Còn nào mọc cánh thì bỏ không ăn. Đuông dừa muốn ăn ngon
thường nướng trên lửa than. Còn đuông đủng đỉnh thường nấu cháo vắt
thêm nước cất dừa. Đuông chà là dùng bơ, mỡ chiên vàng, có khi lăn bột rồi
chiên, là món nhậu khoái khẩu. Dù ăn bằng cách nào trước hết cũng phải
ngâm đông trong nước muối, hay nước mắm cho nhả chất dơ. Tôi nghe nói
đuông hấp xôi ăn rất đặc biệt, nhưng chưa có dịp thưởng thức. Ông Hội
đồng Điếu thường cho nuôi đuông bằng mía trong nhà, và ông có cả một
nghệ thuật “ăn đuông”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.