Tôi nhớ hồi năm 1962, tỉnh đường Vĩnh Long có tổ chức ăn bò gác tréo
khi khánh thành chợ Phước Thọ, tức chợ mới Câu Vông. Hôm đó, Tỉnh
trưởng, công chức và các nam nữ thanh niên Cộng hoà. Lần đó, tôi được ăn
một bữa thịt bò gác tréo như mô tả ở trên rất ngon và lạ miệng. Người sành
ăn uống, nổi tiếng có lẽ là thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939).
Thi sĩ từng nếm qua món ăn ngon đủ cả 3 miền. Còn nhà văn Vũ Bằng thì
biết nhiều món lạ của miền Nam. Theo nhà thơ, muốn ăn ngon phải hội đủ
mấy điều kiện: Chỗ ngồi (khung cảnh), người cùng ngồi ăn ngon và thức ăn
ngon…
Muốn có khung cảnh “ăn ngon”, thường người ta phải tạo ra nó. Trong
hồi ký “Hơn Nửa Đời Hư” nhà văn kiêm học giả Vương Hồng Sển kể lại:
Hôm ấy Thái Viên Ngoại cho kết 3 bè tam bản: Hai chiếc kết làm một,
trên thả ván dài rút trong các lẫm lúa, để làm mặt bè bằng phẳng, ước sức
khiêu vũ trên ấy còn được. Ba đoàn ghe đậu làm 3 điểm hình tam giác:
Đoàn thứ nhứt có trải chiếu, dành cho tàu tử hoà nhạc và ca các bài cải
lương trữ tình thật du dương, đoàn thứ nhì gầm đoàn trước, trên mặt ván gỗ
có để bàn vuông, có đèn khí đá treo sáng rực. Đây là bản doanh của 8 tay
thiên cửu (đánh bài thai câu. Một đoàn thứ ba, đóng đô ở nơi khuất tịch, tuy
vẫn tham gia cuộc chơi, nhưng đây là nơi “tiểu địa ngục” dành cho khách
muốn “bắt cặp” tách rời ra bằng xuồng để “thám hiểm thiên thai”, vì trên
hai xe chúng tôi vẫn còn tiên nữ Chợ Cồn tháp tùng… Ngoài xa và chung
quanh 3 đoàn này, dăng dăng theo bờ mẫu ruộng, thấy lốm đốm những
sao… Xem kỹ lại đó là đèn của thuyền con của điền phu biến làm ngư phủ,
đua nhau câu tôm để hiến cho chúng tôi thưởng thức… Thuyền nào câu
được khá nhiều, thì đánh một hồi “chuông thùng thiếc” in hiệu. Chúng tôi
thả bè tới đó lấy tôm về… (Sách đã dẫn, trang 211)
Đọc đoạn hồi ký trên chắc độc giả thấy cảnh ăn chơi, hưởng thụ của các
nhà giàu, đại điền chủ ở miền Nam có khác chi một ông vua nho nhỏ. Họ
vừa ăn nhậu, nghe đờn ca, cờ bạc và kết hợp với… gái”.
Con cái các đại điền chủ trong Nam, đều có đời sống văn hoá khá cao.
Ngoài một số ít người xài hoang phí như chúng tôi đã kể, gia đình nào giàu