NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 52

có cũng thích cho con đi học trường Tây. Nhiều điền chủ có mấy đứa con là
cho qua Pháp du học hết mấy đứa, dù qua bên đó chỉ học lớp 6, hay lớp 7…
cũng là niềm hãnh diện cho các nhà giàu. Theo “Tạp chí Đồng Nai số 4-
1932” thì năm 1930 ở Nam Kỳ có hơn 400 du học sinh qua Pháp. Thời đó,
theo tập quán trọng nam khinh nữ, con gái ít khi được ăn học tới nơi tới
chốn, thành tài như con trai. Hồi đó, xã hội chỉ coi trọng những thiếu nữ
giỏi về công, dung, ngôn, hạnh (nấu ăn, làm bánh mứt, thêu thùa…) Trong
các dịp đám cưới, đám giỗ, cúng đình, tiệc tùng, nhiều gia đình trung lưu
trở lên, thường góp phần bánh mứt để phô trương tài nữ công gia chánh của
con gái mình… để kén rể.

Còn những cô gái đài các ấy thì cũng ngắm nghé các chức cô thông, bà

phán, bà huyện, bà cai, bà hội đồng… tương lai. Chính nhờ các bà vợ của
những vị ấy trở tài nấu nướng, mà các bữa tiệc trong các gia đình giàu trở
nên thịnh soạn đặc biệt. Hồi trước dân làng, tá điền, nông dân mỗi lần tát
đìa, giở chà, bắt đăng, đặt lò, đặt trúm… có tôm càng cá bự đều đem đến
bán cho các nhà giàu. Riêng tá điền thường đem “kiến, cống nạp” cho các
điền chủ như một cử chỉ biết ơn. Vì thế mặc dầu các nhà giàu ở thôn quê,
lúc nào cũng có đầy đủ thức ăn ngon quanh năm. Còn trái cây mùa nào thức
nấy không bao giờ thiếu. Nhiều gia đình chỉ thích ăn những món lạ như rùa,
rắn (rắn hổ đất, rắn hổ hành), trăn, cua đinh, lươn ếch, tôm càng, cua biển…
lột cho tới thịt heo rừng, thịt nai, chồn, kỳ đà…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.